Tập trung trí lực hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

(BKTO) - Ngày 26/5 tới đây, tại Hà Nội, Ban Chấp hành trung ương Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI nhiệm kỳ 2019- 2024.



                
   

NguyênPhó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho VAA tại Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2014-2019. Ảnh: VAA

   
Đại biểu toàn quốc lần thứ VI nhiệm kỳ 2019- 2024được tổ chức trong bối cảnh cả nước đang tiếp tục đổi mới, hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào kinh tế khu vực và thế giới. Ngành nghề kế toán, kiểm toán theo đó cũng bước vào giai đoạn phát triển mới với những thời cơ và thách thức đến từ làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0.

Để chuẩn bị cho Đại hội, từ giữa năm 2018, Ban Thường vụ và Ban chấp hành trung ương Hội đã triển khai công việc, tổ chức nhiều cuộc họp và đã thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội. Gần đây nhất, ngày 9/3/2019, Ban Thường vụ và Ban chấp hành trung ương Hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 9 bàn thảo và đưa ra nghị quyết về những vấn đề quan trọng cho việc tổ chức Đại hội.

Đại hội lần thứ VI sẽ được tổ chức với chủ đề xuyên suốt: “Đổi mới- Chuyên nghiệp- Phát triển”, dự kiến sẽ có khoảng 300 đại biểu chính thức, gần 100 khách mời cả trong và ngoài nước tham dự Đại hội.

Các nguyên tắc, tiêu chuẩn và cơ cấu ủy viên Ban chấp hành trung ương, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra nhiệm kỳ VI đã được quyết định. Tiểu ban nhân sự đang khẩn trương hoàn chỉnh danh sách và hồ sơ đề cử ủy viên Ban chấp hành mới, trình các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan bảo trợ và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
VAA là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Trong khu vực và trên thế giới, VAA là thành viên chính thức của Hiệp hội Kế toán Đông Nam Á (AFA) và Liên đoàn Kế toán thế giới (IFAC). Tính đến cuối năm 2018, VAA có hơn 11.000 hội viên, sinh hoạt trong 30 tổ chức thành viên, bao gồm: 12 hội kế toán tỉnh thành phố, 03 hội kế toán, kiểm toán chuyên ngành, 02 hội, phân hội kế toán ngành, 03 hội viên tổ chức và 10 chi hội kế toán trực thuộc.
Các báo cáo trình ra Đại hội cũng đã và đang được chuẩn bị tích cực. Báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2014-2019 sẽ tập trung phân tích sâu bối cảnh, thuận lợi khó khăn, những kết quả đạt được và chế trong hoạt động của VAA. Trên cơ sở mục tiêu đề ra cho nhiệm kỳ tới, Hội sẽ tập trung vào những giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp của tổ chức nghề nghiệp, nhấn mạnh nền tảng dịch vụ kế toán, kiểm toán và phát triển năng lực hội viên.

Dự kiến, tại Đại hội lần này, Ban chấp hành hội cũng sẽ đề xuất sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hội được xây dựng từ năm 1994 (sửa đổi năm 2009). Theo đó, cả 3 văn bản, bao gồm: Báo cáo sửa đổi điều lệ Hội, Dự thảo Điều lệ Hiệp Hội (sửa đổi), và bản so sánh các điều khoản giữa Điều lệ Hội hiện hành và Điều lệ Hiệp hội mới (sửa đổi) sẽ được trình ra tại Đại hội lần này.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam lần thứ VI là sự kiện quan trọng, là ngày hội nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam. Đồng thời, sự kiện là dấu mốc của quá trình hình thành và phát triển nghề nghiệp, ghi dấu ấn, tăng niềm tự hào cho những người làm nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam. Đại hội thành công sẽ tạo đà và là kỳ vọng nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam phát triển trên một tầm cao mới, xứng đáng lòng tin của Nhà nước, nhân dân về một hệ thống thông tin tin cậy, minh bạch, một nền tài chính lành mạnh.

Cũng nhân sự kiện quan trọng này, ngày 25/5/2019, tại Trụ sở Kiểm toán Nhà nước, VAA sẽ phối hợp với Viện Kế toán Công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Kế toán Việt Nam- Tương lai và triển vọng”.
         
Với 25 năm hình thành và phát triển, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) tự hào với những nỗ lực đóng góp tích cực, có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, tăng minh bạch và tin cậy của thông tin kế toán, làm tròn sứ mạng là tổ chức xã hội- nghề nghiệp hàng đầu của những người làm kế toán, kiểm toán Việt Nam.

THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Kiểm toán nhà nước Việt Nam: Dấu ấn 25 năm xây dựng và phát triển
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Sau 1/4 thế kỷ hình thành và phát triển, với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã và đang khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng cường minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
  • Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế và thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp -Kỳ I: Kiến nghị thu hồi về Quỹ Bảo hiểm y tế hơn 168 tỷ đồng
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Năm 2018, KTNN đã kiểm toán Chuyên đề Việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2017 và việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Qua kiểm toán, cùng với việc xác định số kết dư Quỹ BHYT tại thời điểm 31/12/2017, KTNN đã phát hiện, chỉ ra nhiều hạn chế, bất cập trong việc ban hành và thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn Quỹ này. Đặc biệt, KTNN đã kiến nghị thu hồi trên 168,1 tỷ đồng (số liệu được làm tròn) về Quỹ BHYT từ các cơ sở y tế, nộp NSNN do cấp trùng thẻ BHYT 18,7 tỷ đồng.
  • Kiểm toán nợ công và những khó khăn cần tháo gỡ
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ở Việt Nam, việc quản lý và sử dụng nợ công đang được Quốc hội cũng như các cơ quan quản lý xem như một vấn đề hệ trọng trong hoạt động quản lý tài chính - ngân sách quốc gia. Để có thể phát huy các khoản vốn vay, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội, quá trình sử dụng nợ công đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý, hiệu quả, đặc biệt là phải thường xuyên được các cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm tra, giám sát.
  • Làm rõ đối tượng có liên quan đến hoạt động kiểm toán
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Để đảm bảo thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật, khắc phục tình trạng chống đối, gây khó khăn cho hoạt động kiểm toán của KTNN, Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015 quy định theo hướng làm rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động KTNN.
  • Tập trung xây dựng Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến 2035
    5 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Sáng 15/5, tại trụ sở KTNN, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến 2035. Các Phó Tổng Kiểm toán: Nguyễn Quang Thành, Đoàn Xuân Tiên, Đặng Thế Vinh, Nguyễn Tuấn Anh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo là lãnh đạo các đơn vị thuộc KTNN tham dự cuộc họp.
Tập trung trí lực hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam