Thái Bình: Xây dựng quy hoạch chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội

(BKTO) - Tỉnh Thái Bình đang tập trung nâng cao chất lượng xây dựng Quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong hệ thống quy hoạch Quốc gia nhằm tạo động lực tăng trưởng mới.

Kiên định mục tiêu đã đề ra

2.1.jpeg
Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Thái Bình đến năm 2050.

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 nhằm cụ thể hóa khát vọng xây dựng Thái Bình trở thành một cực tăng trưởng mới trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có nền kinh tế phát triển, là nơi đáng sống trên chặng đường hội nhập và phát triển. Đây là dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh bởi Quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý, động lực thúc đẩy tỉnh khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, khâu đột phá mà các nghị quyết đã đề ra.

Kiên định mục tiêu đã đề ra, Thái Bình xác định việc xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể, khả thi, kết hợp giữa các nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn nhằm phát triển kinh tế nhanh, toàn diện, đồng bộ trên cả ba phương diện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội là nhiệm vụ mang tính chiến lược. Lấy phát triển kinh tế công nghiệp và kinh tế đô thị làm “động lực” để thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Theo đó, Quy hoạch định hướng không gian phát triển kinh tế - xã hội gồm 1 trung tâm là thành phố Thái Bình và vùng phụ cận; không gian kinh tế - xã hội ven biển; không gian kinh tế - xã hội khu vực ngoại biên; không gian kinh tế - xã hội phía Nam. 3 hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế phía Đông với hai trung tâm đô thị đóng vai trò đối trọng với thành phố Thái Bình là đô thị Tiền Hải và đô thị Thái Thụy, kết nối trục Đông Bắc – Tây Nam”; hành lang phía Tây Bắc kết nói với các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Hà Nam) và hướng về thành phố Hà Nội và hành lang kinh tế Đông Bắc – Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung Bộ về thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh”.

Để thực hiện mục tiêu, Quy hoạch đã xác định những định hướng lớn tạo đột phá phát triển với 4 trụ cột tăng trưởng. Trong đó, nông nghiệp vẫn được tỉnh xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời hướng tới xây dựng Thái Bình trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng. Cùng với đó, Thái Bình còn phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp theo hướng hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng hàng đầu vùng đồng bằng sông Hồng; đồng thời là địa bàn trung chuyển và trung tâm phân phối hàng hóa của khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ. Xây dựng các khu đô thị xanh - sạch - đẹp, trong lành, đáng sống cho người dân. Phát triển toàn diện Khu Kinh tế Thái Bình thành hạt nhân, là trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Phát triển kinh tế kết hợp với phát triển văn hóa và phát triển con người

Tỉnh Thái Bình xác định mục tiêu lớn là phát triển xã hội hiện đại, văn minh, thân thiện, hài hòa, lấy con người làm trung tâm; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và phát triển con người, đầu tư cho phát triển văn hóa phải đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống và văn hóa.

Theo đó, tỉnh xây dựng và quản lý đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh, tiết kiệm tài nguyên và mang bản sắc riêng. Khai thác tối ưu kết cấu hạ tầng hiện có; phát triển, mở rộng mạng lưới hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại, đồng bộ.

2.3.jpg
Thái Bình chú trọng đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối thành phố Thái Bình với các địa phương, vùng lân cận.

Trong Quy hoạch đã được phê duyệt, Thành phố Thái Bình được định hướng là đô thị hạt nhân của một trong 3 trung tâm đô thị. Do đó, Thành phố đã xác định các nhiệm vụ then chốt cần tập trung triển khai. Trong đó, “trở thành đô thị xanh, hiện đại, có bản sắc riêng” là một trong những mục tiêu trụ cột được đặt ra, vì thế, công tác quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị của thành phố tiếp tục được quan tâm chú trọng theo hướng văn minh, hiện đại. Một số dự án, công trình trọng điểm quan trọng sau nhiều năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như Công viên Kỳ Bá và hồ Ty Rượu, đường Ngô Quyền, đường Trần Thánh Tông…, tạo điểm nhấn về không gian đô thị của thành phố.

Đặc biệt, Thái Bình ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá; các tuyến kết nối đến vùng kinh tế phía Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam tỉnh, Khu kinh tế Thái Bình, các khu công nghiệp, Khu du lịch Cồn Vành - Cồn Thủ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh mới, rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh trong khu vực. Theo đó, Quy hoạch định hướng 3 hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế phía Đông với hai trung tâm đô thị đóng vai trò đối trọng với thành phố Thái Bình là đô thị Tiền Hải và đô thị Thái Thụy, kết nối trục Đông Bắc – Tây Nam”; hành lang phía Tây Bắc kết nói với các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Hà Nam) và hướng về thành phố Hà Nội và hành lang kinh tế Đông Bắc – Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung Bộ về thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh”.

Song song với đó, Thái Bình phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững cân bằng sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới một nền kinh tế xanh, tuần hoàn và thân thiện với môi trường; gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế”.

Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, chú trọng phát triển văn hoá xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân là mục tiêu hướng tới của tỉnh Thái Bình phấn đấu đến năm 2030 vươn lên nhóm phát triển khá, đến năm 2050 là tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng./.

Cùng chuyên mục
  • Nam Định: Xây dựng niềm tin vững chắc để thu hút đầu tư
    26 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Cơ sở hạ tầng đồng bộ, thủ tục hành chính thông thoáng, nguồn nhân lực dồi dào... là những yếu tố để Nam Định trở thành địa chỉ tin cậy thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
  • Quảng Ninh đẩy mạnh các biện pháp phục hồi nông, lâm, thủy sản sau bão số 3
    26 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Quảng Ninh tiếp tục giải quyết khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đặc biệt triển khai Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về phục hồi sản xuất, sửa chữa nhà cửa, đường giao thông, ổn định đời sống cho người dân; đẩy mạnh các biện pháp phục hồi nông, lâm, thủy sản, trong đó quan tâm tái cơ cấu phù hợp.
  • Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ giải ngân, hỗ trợ nhà ở
    26 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Tỉnh Quảng Ninh hiện đang tập trung đẩy mạnh nhiều giải pháp đồng bộ, đưa cuộc sống của nhân dân trở lại ổn định sau cơn bão số 3 (Yagi). Một trong nhiệm vụ quan trọng của tỉnh là hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn.
  • Cao Bằng: Đầu tư vùng trồng dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao
    27 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.
  • Bắc Kạn triển khai một số dự án đầu tư công
    27 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Nhằm triển khai thực hiện một số dự án đầu tư công và dự án ngoài ngân sách trên địa bàn TP. Bắc Kạn, mới đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn Nguyễn Đăng Bình cùng Đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra thực địa, thăm nắm tình hình tiến độ một số dự án trên địa bàn thành phố.
Thái Bình: Xây dựng quy hoạch chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội