Thái Lan mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường với Việt Nam

(BKTO) - Thái Lan tiếp tục giữ vững vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN và là nhà đầu tư lớn thứ 9 vào Việt Nam. Trao đổi thương mại giữa hai nước trong 10 tháng năm 2021 đạt hơn 15 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.



Đó là những bước tiến quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan được chia sẻ tạiKỳ họp lần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan vừa diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Đồng chủ trì cuộc họp,Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai khẳng định, Thái Lan luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường với Việt Nam.

                
   

Kỳ họplần thứ 4 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam - Thái Lan được tổ chứctheo hình thức trực tuyến.Ảnh: BNG

   

Đại diện cho phía Việt Nam, đồng chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đánh giá, quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường Việt Nam - Thái Lan đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên cơ sở tôn trọng, tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi.

Cùng với lĩnh vực kinh tế, hợp tác song phương trên các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng - an ninh, giáo dục và đào tạo, văn hóa, du lịch, tài chính, ngân hàng… cũng tiếp tục phát triển tốt đẹp.

Về hợp tác trong phòng, chống dịch Covid-19, hai bên đánh giá cao sự ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong phòng, chống dịch bệnhvà nhất trí tăng cường hợp tác y tế trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như nghiên cứu sản xuất vắc xin và thuốc điều trị Covid-19, sớm công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vắc xin”đểtạo thuận lợi cho đi lại của công dân hai nước.

Để hướng tới phục hồi kinh tế sau đại dịch, hai bên đã nhất trí tăng cường kết nối kinh tế và bảo đảm duy trì chuỗi cung ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa; hạn chế việc áp dụng các rào cản thương mại đối với hàng hóa của nhau; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt mục tiêu 25 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị các tập đoàn bán lẻ của Thái Lan tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối đưa hàng hóa của Việt Nam đến với người tiêu dùng Thái Lan;ưu tiên các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, rau quả và các sản phẩmthủy sản.

Bộ trưởng cũng đề nghị Thái Lankhuyến khích các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào các lĩnh vực Thái Lan có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như du lịch, công nghiệp dệt may, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, nông sản, máy móc, linh kiện, hóa chất, nguyên vật liệu.

Hai bên cũng nhất trí tìm kiếm khả năng hợp tác trong các lĩnh vực tăng trưởng mới như kinh tế số, thương mại điện tử, năng lượng tái tạo, gắn kết giữa "Mô hình kinh tế sinh học, tuần hoàn và xanh (BCG)" của Thái Lan và "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050" của Việt Nam, để giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu và đạt được sự phát triển lâu dài, bền vững, thân thiện với môi trường.

Hai bên đã nhất trí thông qua Biên bản Kỳ họp và cam kết sẽ phối hợp thúc đẩy triển khai các lĩnh vực đã nêu tại Biên bản;đồng thời ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Thái Lan./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Việt Nam quyết tâm hoàn thành trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Vừa qua, trong khuôn khổ khóa họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) lần thứ 41 tại Paris (Pháp), Việt Nam đã lần thứ 5 trúng cử là thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về sự kiện này.
  • Báo chí góp phần nâng cao năng lực ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, việc mở cửa nền kinh tế và hội nhập với thế giới giúp kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh, nhưng nhập khẩu hàng hóa từ các nước cũng ngày càng tăng cao, tạo nên isự cạnh tranh khá quyết liệt với hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, vì những lợi ích của hội nhập, chúng ta chấp nhận và sẵn sàng cạnh tranh bình đẳng và phòng vệ thương mại chính là một trong những công cụ hữu hiệu giúp chúng ta thực hiện điều đó.
  • Thị trường thương mại điện tử phát triển ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong khi nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 thì thương mại điện tử lại có những điểm sáng và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu, phát triển ấn tượng, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như tương lai nền kinh tế số Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới.
  • Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ Ngoại giao cho biết, ngày 17/11, trong khuôn khổ Khóa họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) lần thứ 41 tại Paris, Pháp, Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 với số phiếu 163/178, xếp thứ 6/27 quốc gia trúng cử.
  • Châu Á - Thái Bình Dương: Lao động ngành du lịch lao đao vì Covid-19
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tại châu Á - Thái Bình Dương, lao động ngành du lịch lao đao vì mất việc làm, chất lượng công việc giảm sút, sự chuyển dịch sang khu vực phi chính thức gia tăng.
Thái Lan mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường với Việt Nam