Thái Nguyên: Điểm sáng trong cải cách hành chính

(BKTO) - Được xác định là một trong những khâu đột phá, công tác cải cách hànhchính (CCHC) ở Thái Nguyên đã tập trung đầu tư hiện đại hoá bộ phận tiếpnhận và trả kết quả cấp huyện, đơn giảnhóa các thủ tục theo hướng tinh gọn, giúp giảm chi phí, thời gian cho các cánhân, tổ chức thông qua thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Những nỗlực đó đã đưa Thái Nguyên trở thành một trong những điểm sáng của cả nước, vớicác chỉ số CCHC được cải thiện tích cực.




Đơn giản hóa các thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa TP.Sông Công, Ảnh: Nguyễn Lộc
Những con số ấn tượng

Theo kết quả đánh giá chỉ số CCHC (PAR INDEX) năm 2015 do Bộ Nội vụ công bố vừa qua, chỉ số CCHC của Thái Nguyên đã tăng 20 bậc, từ xếp hạng thứ 42/63 tỉnh, thành phố năm 2014 lên vị trí thứ 22/63 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, kết quả đánh giá cho thấy, nhiều tiêu chí của Thái Nguyên đã được cải thiện nhanh như: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông…

Cùng với chỉ số PAR INDEX, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thái Nguyên cũng đứng ở vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố và được đánh giá nằm trong nhóm 10 địa phương có trách nhiệm điều hành tốt nhất; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) nằm trong nhóm 16 tỉnh có điểm số cao nhất… Đây là những con số minh chứng cho sự nỗ lực của chính quyền các cấp tỉnh Thái Nguyên trong thực hiện CCHC.

Chia sẻ thêm về kết quả này với Báo Kiểm toán, ông Phạm Tuấn Cẩn - Trưởng phòng CCHC (Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên) - cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về CCHC, tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo CCHC và cải thiện chỉ số quản trị hành chính công, ban hành Chương trình hành động, với các mục tiêu, định hướng và giải pháp cụ thể. Theo đó, tỉnh đã thực hiện có hiệu quả hệ thống một cửa và một cửa liên thông; thực hiện đơn giản hóa và niêm yết công khai các TTHC, quy trình, mẫu biểu... Hiện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 đối với 66 TTHC.

Điển hình như tại Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Thái Nguyên, công tác CCHC luôn được đơn vị quan tâm đẩy mạnh. Trong năm 2016, bên cạnh việc rà soát và công bố công khai các TTHC, Sở GTVT đã thực hiện có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với thủ tục đổi giấy phép lái xe. Đặc biệt, từ tháng 7/2016, Sở đã phối hợp với Bưu điện tỉnh triển khai cung ứng dịch vụ tiếp nhận, chuyển phát hồ sơ giải quyết các TTHC về đổi giấy phép lái xe...

Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị

Với phương châm chú trọng hệ thống một cửa và quan tâm đến cấp xã để phục vụ người dân, trong giai đoạn 2011-2015, điểm nhấn trong CCHC ở Thái Nguyên là tỉnh đã đầu tư hiện đại hóa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 9/9 huyện, thị xã; 28 cơ quan đơn vị (đạt 100%) triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản trong tác nghiệp, trao đổi thông tin quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành.

Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cấp xã, năm 2015 Sở Nội vụ đã phối hợp với UBND các huyện tổ chức rà soát, thống kê 80 đơn vị cấp xã chưa đủ điều kiện về diện tích phòng làm việc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định (tối thiểu 40m2), trên cơ sở đó đã lập dự toán hỗ trợ cải tạo, sửa chữa, xây mới với tổng kinh phí hơn 5,6 tỷ đồng. Đến nay, đã có 67/80 xã, thị trấn hoàn thành đưa vào sử dụng. Cùng với nguồn hỗ trợ của tỉnh, nhiều huyện cũng đã hỗ trợ cho các xã để đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo theo quy định.

Ghi nhận thực tế của phóng viên tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TP. Sông Công cho thấy, bộ phận này được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại; các TTHC được niêm yết công khai và người dân có thể tự tra cứu trên bảng điện tử.

Theo ông Nguyễn Đức Giang - Phó Trưởng phòng Nội vụ (Thành phố Sông Công), thành phố là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông từ cấp xã lên thành phố đối với 17 TTHC thuộc các lĩnh vực: Đất đai, lao động, thương binh và xã hội; quản lý đô thị. Theo đó, người dân chỉ cần đến bộ phận một cửa cấp xã hoàn thiện và nộp hồ sơ, thủ tục và sẽ nhận kết quả tại đây. Việc thực hiện cơ chế này đã giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, chờ đợi, được người dân đánh giá cao. Cùng với đó, thành phố cũng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, áp dụng phần mềm một cửa điện tử vào giải quyết TTHC tại cấp xã.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, ông Cẩn cho biết, trong thời gian tới, ngoài việc đôn đốc, phối hợp với các huyện để tiếp tục hoàn thiện việc cải tạo, sửa chữa, trong giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến Thái Nguyên sẽ triển khai xây dựng khoảng 90 phòng làm việc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, đồng thời tỉnh sẽ chú trọng hỗ trợ hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị (máy tính) và tăng cường các phần mềm quản lý trong các cơ quan hành chính.

N.HỒNG - N.LỘC
Cùng chuyên mục
  • Hướng tới nền công nghiệp nông nghiệp vững mạnh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Phải có khát vọng xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, đa chức năng,có khả năng cạnh tranh quốc tế… Nỗ lực phấn đấu vươn lên, từng bước đưa ViệtNam trở thành trung tâm cung ứng sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, có vị thếquan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu” - đây là những phátbiểu cho thấy quyết tâm mạnh mẽ về yêu cầu phải xây dựng thành công nền côngnghiệp nông nghiệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị “Xây dựng nền côngnghiệp nông nghiệp Việt Nam” do Câu lạc bộ Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) tổchức mới đây.
  • Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụngcác nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập Báo cáo tài chính(BCTC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, việc áp dụng IFRS mang lại cho nềnkinh tế Việt Namnói chung và các DN nói riêng nhiều cơ hội và lợi ích. Tuy nhiên, quá trình đưaIFRS vào thực tiễn cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức.
  • Doanh nghiệp lớn hứa hẹn mở rộng sản xuất, kinh doanh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nền kinh tế năm 2017 được nhận định sẽ có nhiềutriển vọng, lạc quan khi nền kinh tế trên thế giới đang dần vượt qua khủnghoảng, trong nước việc thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn2016-2020 được kỳ vọng tạo nên sự bứt phá mới, cộng đồng các DN lớn nhất ViệtNam đang tiếp tục tập trung vào mục tiêu tăng trưởng, mở rộng sản xuất, kinhdoanh trong thời gian tới.
  • Gỡ vướng cho doanh nghiệp FDI trong thực hiện chính sách bảo hiểm.
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Thời gian qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chính sách, với nhiều giải pháp đồng bộ để cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh… Tuy nhiên, tại Hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam do BHXH Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, đại diện các DN FDI vẫn phản ánh nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực thi các chính sách này.
  • Hoàn thiện chính sách phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sau hơn 7 năm ban hành và đi vàothực hiện Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp (KCN),Khu chế xuất (KCX), Khu kinh tế (KKT);3 năm thực hiện các Nghị định sửa đổi, bổ sung: Nghị định 164/2013/NĐ-CPngày 11/12/2013, Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015, hiệu quả quản lýnhà nước trong lĩnh vực KCN, KCX, KKT đã được nâng cao. Tuy nhiên, thựctế cũng đang bộc lộ rõ những bất cập đòi hỏi phải cấp thiết sửa đổi chính sáchcho phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của KCN,KKT.
Thái Nguyên: Điểm sáng trong cải cách hành chính