Thái Nguyên thông qua nhiều nghị quyết quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

(BKTO) - Mới đây, tại Kỳ họp thứ hai (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dânh tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 5 nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

thai-nguyen-1(3).jpg
Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết. Ảnh: Tuấn Sơn

Phát biểu tại Kỳ họp, ông Nguyễn Đăng Bình - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên - nhấn mạnh các nội dung xem xét, thảo luận, quyết nghị tại Kỳ họp lần này có ý nghĩa chiến lược, liên quan trực tiếp đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chế độ chính sách, cơ chế quản lý tài chính và đầu tư hạ tầng của tỉnh sau hợp nhất.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đề nghị các đơn vị liên quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp mô hình chính quyền địa phương hai cấp; khẩn trương xây dựng dự toán ngân sách năm 2025; đồng thời tăng cường giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tại Kỳ họp, sau khi thảo luận, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết đồng thuận về việc đề xuất thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cao tốc CT.07 đoạn Hà Nội-Thái Nguyên-Chợ Mới.

Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 100,69km, điểm đầu tuyến tại nút giao vành đai 3 (km8+00), điểm cuối tại nút giao Thanh Bình (xã Chợ Mới).

Tuyến cao tốc gồm 2 đoạn: Đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (đoạn 1) từ nút giao vành đai 3 (km8+00) đến nút giao Tân Long (km 69+200) có chiều dài 61,2km, đầu tư theo quy mô cao tốc 6 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế 100km/h; Đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới (đoạn 2) từ nút giao Tân Long (km 69+200) đến nút giao Thanh Bình (xã Chợ Mới) có chiều dài toàn tuyến 39,49km, đầu tư theo quy mô cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, tốc độ thiết kế 100km/h.

Địa điểm thực hiện Dự án tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội theo loại hợp đồng dự án PPP: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT) với tổng vốn đầu tư khoảng 16.789 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước hơn 5.300 tỷ đồng.

thai-nguyen-2(3).jpg
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Đăng Bình phát biểu khai mạc Kỳ họp. Ảnh: Tuấn Sơn

Hội đồng nhân dân tỉnh cũng thông qua nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đến làm việc tại Trung tâm hành chính tỉnh sau hợp nhất. Theo đó, khoảng 945 người sẽ được hưởng hỗ trợ đi lại và thuê nhà ở với mức 4 triệu đồng/người/tháng trong thời gian 27 tháng. Tổng kinh phí thực hiện chính sách này ước tính hơn 102 tỷ đồng.

Chính sách nhằm tạo điều kiện ổn định đời sống, sinh hoạt cho cán bộ, nhân viên trong giai đoạn đầu vận hành trung tâm hành chính mới, đồng thời đảm bảo hiệu quả công tác, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Ba nghị quyết còn lại được thông qua tại Kỳ họp chuyên đề gồm: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch đầu tư công hằng năm cấp huyện; quy định thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm, sửa chữa, cải tạo tài sản, trang thiết bị và các hạng mục công trình thuộc dự án đã đầu tư trên địa bàn tỉnh./.

Cùng chuyên mục
  • Cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm: Khởi sắc mạnh mẽ
    21 giờ trước Địa phương
    (BKTO) - Được định hướng trở thành cửa khẩu quốc tế giai đoạn 2021-2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cặp cửa khẩu Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc) đang từng bước "thay da đổi thịt" với nhiều chuyển biến rõ nét. Từ hạ tầng logistics hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin… Tất cả đưa nơi đây trở thành điểm sáng giao thương vùng biên, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút doanh nghiệp và tăng hiệu quả quản lý hải quan.
  • Hải Phòng sau sáp nhập: Khởi đầu ấn tượng với tăng trưởng GRDP 11,2%
    hôm qua Địa phương
    (BKTO) - 6 tháng đầu năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP (giá so sánh 2010) của TP. Hải Phòng (mới) ước tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước - đứng thứ 2 cả nước. Đây là tín hiệu tích cực, tạo tiền đề quan trọng để TP. Hải Phòng sau sáp nhập phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tiếp theo.
  • Đường Hồ Chí Minh: Huyền thoại sống dậy trên đất Tuyên Quang
    2 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Từ dấu ấn huyền thoại trong kháng chiến, đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang hôm nay đang mang diện mạo mới. Tuyến đường không chỉ kết nối lịch sử với hiện tại, mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội cho vùng căn cứ địa cách mạng.
  • Lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị tăng 16% trong nửa đầu năm 2025
    2 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Lượng hành khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh nhu cầu giao thương và du lịch biên giới ngày càng sôi động giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những ngày đầu tháng 7, không khí tại cửa khẩu luôn tấp nập từ sáng sớm đến tối muộn, song vẫn đảm bảo trật tự nhờ công tác điều phối chặt chẽ của lực lượng chức năng.
  • TPHCM xây dựng đề án sắp xếp cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2
    4 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - UBND TPHCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo về việc triển khai giai đoạn 2 sắp xếp các cơ quan, đơn vị theo Đề án tổng thể sắp xếp cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Thái Nguyên thông qua nhiều nghị quyết quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội