Thành phố Cà Mau chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột

(BKTO) - Công tác chuyển đổi số (CÐS) trên địa bàn thành phố Cà Mau đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là ở 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

bai-cds-111.jpg
Tổ công nghệ số cộng đồng ở thành phố Cà Mau được tập huấn đầy đủ để phổ biến kiến thức đến người dân. Ảnh: ST

Nhiều kết quả tích cực

Đối với nhiệm vụ phát triển chính quyền số, 100% phòng chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cà Mau và các xã, phường thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong xử lý công việc. 97,96% văn bản trao đổi giữa các cơ quan cấp thành phố và 99,89% văn bản trao đổi giữa các cơ quan cấp xã, phường được thực hiện dưới dạng điện tử; 90,52% hồ sơ công việc cấp thành phố và 97,66% hồ sơ công việc cấp xã, phường được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 100% phòng, ban và UBND xã, phường được cấp chữ ký số chuyên dùng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

9 tháng đầu năm 2024, việc số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp thành phố là 7.670 hồ sơ, đạt 99,96%; cấp xã, phường 9.566 hồ sơ, đạt 99,91%. Hệ thống thư điện tử công vụ được triển khai đến các phòng, ban, ngành thành phố và UBND xã, phường với hơn 567 tài khoản thư điện tử. Thành phố tiếp tục thực hiện cắt giảm 50% thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính khi tổ chức, cá nhân giao dịch trực tuyến.

Ðối với nhiệm vụ phát triển kinh tế số, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, người dân đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử (TMÐT), mở tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng nền tảng số, công nghệ số để kinh doanh online. Thành phố đã hỗ trợ 14 chủ thể OCOP đưa các sản phẩm lên các sàn giao dịch TMÐT: Lazada, Tiki, TikTok...; vận động 100% doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử thực hiện hợp đồng điện tử, hoá đơn điện tử, khai báo thuế điện tử. Hiện nay thành phố có trên 2.600 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và 712 hộ kê khai hoá đơn điện tử.

Đến nay, thành phố Cà Mau đã xây dựng được 45 tuyến đường, cụm dân cư tại 17 xã, phường với các mô hình như: Tuyến phố không dùng tiền mặt, Khu dân cư không dùng tiền mặt, Khu dân cư điện tử... Ðồng thời, thực hiện mô hình Chợ 4.0 tại 4 điểm chợ, gồm: chợ Phường 1; chợ Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2; chợ Phường 5 và chợ Khu B, xã Tắc Vân.

Ðối với nhiệm vụ phát triển xã hội số, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức về thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không dùng tiền mặt. Các tổ CNSCÐ tiếp tục triển khai các nền tảng số và trực tiếp đến từng hộ gia đình, khu dân cư hướng dẫn cho người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng CÐS.

Để phát triển xã hội số, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gắn mã QR lên 96 bảng tên đường, công trình công cộng, cung cấp những thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới tuyến đường, những địa điểm vui chơi giải trí, ăn uống, lưu trú trên các tuyến đường, để khi khách du lịch đến thành phố dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin điểm đến...

Tổ công nghệ số cộng đồng vận động 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cà Mau sử dụng hoá đơn điện tử thực hiện hợp đồng điện tử, hoá đơn điện tử, khai báo thuế điện tử.

Khắc phục khó khăn, chuyển đổi số toàn dân, toàn diện

Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình triển khai công tác CÐS tại thành phố Cà Mau còn gặp một số khó khăn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ CÐS còn hạn chế; tốc độ đường truyền ở một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; trình độ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác CÐS còn hạn chế, chưa qua đào tạo; trình độ nhận thức và sử dụng công nghệ thông tin của người dân còn thấp; người tiêu dùng còn thói quen mua bán truyền thống nên việc ứng dụng TMÐT vẫn còn hạn chế...

Ông Tô Hoài Phương - Chủ tịch UBND TP Cà Mau yêu cầu Ban Chỉ đạo CÐS thành phố, các phòng, ban, ngành, địa phương bám sát kế hoạch đã đề ra, thực hiện tốt các nội dung trọng tâm như tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về CÐS, huy động sự tham gia tích cực, phát huy vai trò trung tâm của doanh nghiệp và nhân dân cùng cả hệ thống chính trị triển khai CÐS theo phương châm “Toàn dân, toàn diện”; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ CÐS, duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ CNSCÐ; hỗ trợ đưa 100% sản phẩm OCOP của thành phố lên các sàn TMÐT, đẩy mạnh triển khai các ứng dụng phần mềm du lịch thông minh...

Thành phố tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình “Tuyến phố không dùng tiền mặt” trên 45 tuyến đường/cụm dân cư tại 17 đơn vị xã, phường và chợ 4.0. Đồng thời, triển khai “Khu dân cư điện tử” tại đường Lý Văn Lâm, Khóm 6, Phường 1, sử dụng ít nhất một dịch vụ số như: thanh toán trực tuyến, cài đặt app VNeID, CaMau-G, tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.../.

Cùng chuyên mục
  • Biến đổi khí hậu có thể làm giảm 17% GDP của châu Á và Thái Bình Dương
    20 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định rằng tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, tăng lên 41% vào năm 2100.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
    21 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Giai đoạn 2021-2025 có bối cảnh rất đặc biệt, song Thành phố Hà Nội đã hoàn thành được "mục tiêu kép", đảm bảo tốt an sinh xã hội.
  • Giải quyết vướng mắc tại 7 dự án trọng điểm của Thái Bình
    21 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Liên quan đến giải phóng mặt bằng, di chuyển hạ tầng và tái định cư cho người dân thuộc 7 dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Bình, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cấp ngành tích cực giải quyết vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
  • Nam Định: Nỗ lực phòng, chống khai thác IUU
    21 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, thời gian qua, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân trong hoạt động khai thác thủy sản; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), quyết tâm cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam.
  • SABECO đạt lợi nhuận hơn 1.161 tỷ đồng trong quý III
    21 ngày trước Doanh nghiệp
    Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều tín hiệu tốt, tích cực tiết giảm chi phí bán hàng là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho Bia Sài Gòn tăng trưởng về doanh thu, mặc dù Nghị định 100 được thực thi nghiêm ngặt và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Thành phố Cà Mau chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột