Thay đổi tư duy, ý thức sản xuất của người dân

(BKTO) - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh khẳng định: Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc” với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), lực lượng khuyến nông, sự tham gia tích cực của người dân đang mang lại hiệu quả thiết thực. Việc triển khai Dự án còn giúp thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

o-thanh.jpg
Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc” được triển khai từ năm 2022 - 2026 với mục tiêu tăng cường xây dựng chuỗi giá trị cây trồng an toàn. 

Tại Kỳ họp thứ III Ban điều phối chung Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc” diễn ra ngày 19/3, Ban điều phối chung Dự án đã thông tin về những kết quả đạt được trong quá trình triển khai Dự án.

Hiện, khoảng 70 hợp tác xã (HTX) đã tham gia Dự án trong 3 năm, từ 2023 - 2025. Riêng năm 2025, Dự án đặt mục tiêu hơn 30 HTX được hệ thống khuyến nông áp dụng phương pháp tiếp cận của JICA như một hoạt động thường xuyên, tiến tới mở rộng các kết quả đã đạt được trên toàn quốc từ năm 2026.

Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc” được triển khai từ năm 2022 - 2026 với mục tiêu tăng cường xây dựng chuỗi giá trị cây trồng an toàn (rau, quả) tại 7 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn La.

Mục tiêu của Dự án là tăng thêm 20% lợi nhuận trên một đơn vị diện tích cây trồng an toàn của các HTX nông nghiệp so với thời điểm khảo sát cơ bản, trên 30% các HTX nông nghiệp mở rộng được kênh bán hàng.

Ban quản lý dự án các địa phương đã hỗ trợ các HTX vùng dự án tiến hành khảo sát thị trường tại các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm mua sắm. Ngoài ra, công tác bán hàng tập trung được triển khai toàn diện ở 7 địa phương, góp phần bao tiêu cho vùng sản xuất hơn 120ha.

a-t.jpg
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh: Dự án góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Ảnh ST

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh cũng nhấn mạnh những kết quả nổi bật mang lại từ dự án, như thay đổi tư duy sản xuất của người dân, khi xác định rõ đầu ra cho sản phẩm. Trong đó, hợp tác xã, nhà sản xuất đóng vai trò chính; cán bộ khuyến nông, chuyên gia JICA sẽ tập huấn về khảo sát thị trường, hỗ trợ người dân xây dựng kế hoạch hoạt động.

Đặc biệt, thay vì bán hàng nhỏ lẻ, các HTX trong vùng dự án được hướng dẫn bán hàng tập trung, giúp tăng sức mạnh đàm phán, giảm chi phí. Các nhà cung cấp sẽ cùng thu gom, sơ chế và phân phối rau thay cho xã viên.

Về phía địa phương, các sở nông nghiệp và môi trường sẽ hướng dẫn nông dân áp dụng các kỹ thuật canh tác, góp phần cải thiện độ an toàn và chất lượng sản phẩm. 

Ghi nhận nỗ lực của hệ thống khuyến nông cùng địa phương trong thực hiện Dự án bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi, ông Fukuda Chihiro - Phó Trưởng đại diện JICA Vietnam - đánh giá, cán bộ khuyến nông địa phương đã rất chủ động cung cấp những giải pháp phục hồi sản xuất sau bão thông qua các hội thảo và các lớp tập huấn tại thực địa.

Thông qua hướng dẫn và hỗ trợ của Dự án, nông dân đã tập trung đẩy nhanh quá trình phục hồi sản xuất sau mưa bão, giúp các HTX lấy lại sự ổn định. 

Ông Fukuda Chihiro cũng đánh giá cao nỗ lực trong việc bố trí ngân sách của địa phương để mở rộng Dự án. Đây là điều vô cùng cần thiết để củng cố chuỗi giá trị cây trồng an toàn và cần được đảm bảo bằng cả ngân sách thường xuyên của địa phương lẫn sự hỗ trợ liên tục từ Trung ương.

“Chúng tôi cam kết đồng hành để tạo ra lợi ích lâu dài cho nông dân" - ông Fukuda Chihiro nhấn mạnh.

Những sản phẩm thuộc vùng Dự án đã đạt đủ tiêu chuẩn thâm nhập vào chuỗi siêu thị Aeon Mall (Nhật Bản). Đây là tín hiệu lạc quan để Dự án có thêm động lực dẫn dắt người dân mở rộng diện tích cây trồng an toàn, tiến tới xuất khẩu vào các thị trường khó tính.

Để kết quả Dự án thêm bền vững và lan tỏa, các ý kiến đề nghị Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các đơn vị liên quan cần chọn lọc những bài học hay, kinh nghiệm quý từ Dự án. Bên cạnh đó, một số quy trình, tiêu chuẩn đã được kiểm nghiệm từ thực tế sản xuất tại vùng dự án cũng cần được phổ biến hơn nữa.

Nhấn mạnh Dự án đang ở giai đoạn quan trọng nhất, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh cho rằng, dù một số tỉnh, thành phố thuộc vùng dự án đang gặp khó khăn về kinh phí, cũng như sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền, các kết quả của Dự án cần tiếp tục được nhân rộng để mang lại giá trị, lợi ích lâu dài cho nông dân. /.

Cùng chuyên mục
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025
    12 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.
  • Quỹ nhà ở quốc gia: Hy vọng mới cho người thu nhập thấp
    12 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Hiện nay, giá bất động sản tại các đô thị lớn tăng vọt, khiến giấc mơ sở hữu một mái ấm trở thành bài toán nan giải với người thu nhập thấp. Việc thành lập quỹ nhà ở quốc gia được kỳ vọng sẽ là “chìa khóa” mở ra cơ hội an cư cho hàng triệu người dân.
  • Phát triển du lịch thông minh: Bắt đầu từ con người
    12 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Ngành Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng đến phát triển du lịch thông minh. Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu này đang đứng trước những thách thức, đòi hỏi ngành du lịch có sự thay đổi về tư duy. Sự thay đổi ấy phải bắt đầu từ con người...
  • Bảo đảm kinh phí triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
    13 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề nghị các địa phương bố trí, bảo đảm kinh phí triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi; đồng thời, Bộ quyết định thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi.
  • Đà Nẵng: Trao tặng 100 căn nhà Đại đoàn kết
    13 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - 100 căn nhà Đại đoàn kết do TP. Đà Nẵng hỗ trợ xây dựng vừa được trao tặng cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam - Đà Nẵng thời kháng chiến.
Thay đổi tư duy, ý thức sản xuất của người dân