Thấy gì từ động thái tăng phí SMS Banking của các ngân hàng?

(BKTO) - Vừa có thêm một ngân hàng điều chỉnh phí SMS Banking trong bối cảnh thanh toán không tiền mặt tăng mạnh, lượng tin nhắn SMS phát sinh cũng nhảy vọt.

Eximbank là ngân hàng tiếp theo "nhập cuộc" điều chỉnh tăng phí SMS Banking thông báo biến động số dư tài khoản của khách hàng. Từ ngày 01/3, Eximbank sẽ điều chỉnh chính sách thu phí vượt tin SMS Banking khi khách hàng cá nhân có số lượng trên 20 tin/tháng.

Cụ thể, nếu trong tháng khách hàng nhận trên 20 tin nhắn SMS Banking, ngoài các mức thu phí của dịch vụ SMS Banking, gói Combo… (đã thu đầu kỳ, hàng tháng, hàng quý), Eximbank sẽ thu vượt tin SMS là 770 đồng/tin/tháng/tài khoản/thuê bao. Đồng thời, thông báo biến động số dư chỉ gửi SMS cho các giao dịch từ 50.000 đồng.

Theo Eximbank, việc thay đổi phí nhằm khuyến khích khách hàng chuyển đổi từ dịch vụ SMS Banking có thu phí sang dịch vụ OTT miễn phí (dịch vụ quản lý biến động số dư trên ứng dụng Eximbank Edigi đối với khách hàng cá nhân), giúp tiết kiệm chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng.

ngan-hang-tang-phi.jpg
Nhiều ngân hàng bắt đầu thu phí SMS theo số lượng tin nhắn phát sinh thực tế, thay vì cố định mức phí hàng tháng như trước đây. Ảnh: Lam Giang

Trước đó, một loạt ngân hàng thương mại khác như Vietcombank, Sacombank, VPBank, ACB, OCB, Nam A Bank… cũng thông báo thay đổi chính sách phí SMS. Thay vì tính một mức phí cố định hàng tháng cho mỗi tài khoản/thuê bao như trước, các ngân hàng này chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh hàng tháng.

Cuối tháng 02/2024, chị Hồng Ngọc (ngụ TP. Hà Nội) cho biết đã nhắn tin chủ động hủy dịch vụ SMS Banking của Vietcombank để chuyển sang nhận biến động số dư trên ứng dụng Vietcombank Digibank để tránh mất phí. Từ đầu năm 2024, Vietcombank đã thay đổi biểu phí SMS mới. Nếu khách hàng phát sinh dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, phí là 10.000 đồng. Nếu khách hàng phát sinh trên 20 tin nhắn, phí SMS thu theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh là 700 đồng/tin nhắn.

Lý giải về động thái hàng loạt ngân hàng thay đổi chính sách nói trên, đại diện một ngân hàng cho biết điều này nhằm có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.

Thực tế, với xu hướng công nghệ hiện tại, khách hàng lúc nào cũng có mạng internet để nhận thông báo biến động số dư tài khoản qua ứng dụng ngân hàng miễn phí. Trong khi tin nhắn SMS Banking bị giới hạn về ký tự, không có dấu, lại thu phí theo số lượng phát sinh thực tế, thì dịch vụ OTT miễn phí trên các ứng dụng ngân hàng có lợi cho khách hàng hơn.

"Các ngân hàng, ngay cả việc thu phí SMS Banking từ khách hàng từ 600-800 đồng/tin nhắn vẫn lỗ, vì phải trả cho nhà mạng khoảng 1.000 đồng/tin nhắn. Với dịch vụ OTT miễn phí trên ứng dụng, ngân hàng chủ động về công nghệ, không phụ thuộc vào bên thứ 3 nên có thể gia tăng độ an toàn, bảo mật cho sản phẩm dịch vụ" - đại diện ngân hàng này giải thích.

Phó Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại khác thông tin thêm các ngân hàng buộc phải chuyển hướng, khuyến khích khách hàng nhận thông báo số dư miễn phí vì chi phí từ SMS Banking quá cao.

"Hiện tại, thanh toán không tiền mặt phổ biến, số dư tài khoản biến động liên tục, ngân hàng "gồng" không nổi trong khi nhà mạng nhất quyết không giảm phí dù kiến nghị nhiều lần nên các ngân hàng phải xoay sở. Theo lộ trình tắt sóng 2G, nạn mạo danh thương hiệu ngân hàng (brandname) để lừa khách hàng sẽ giảm hơn" - Phó Tổng giám đốc ngân hàng này nói.

Cùng chuyên mục
  • CASA tiếp tục phục hồi
    2 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Theo Báo cáo sức khỏe ngành Ngân hàng quý IV/2023 của WiGroup, tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) tăng mạnh trong quý cuối năm 2023, từ 19,31% lên mức 21,87%. Như vậy, CASA đã tăng mạnh trong 3 quý liên tục tính đến hết năm ngoái, sau khi tạo đáy vào cuối quý I/2023. Đây là tín hiệu tích cực với các nhà băng khi nguồn tiền rẻ đã phục hồi, góp phần giảm áp lực khi tỷ lệ NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) ngày càng mỏng dần.
  • Bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế
    2 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 05/3/2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
  • Tín dụng tăng trưởng chậm do yếu tố mùa vụ
    2 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết, 2 tháng đầu năm 2024, tín dụng tăng trưởng chậm hơn so với cùng kỳ các năm, dù thanh khoản rất dồi dào. Nguyên nhân chung là do yếu tố mùa vụ.
  • Kỳ vọng tín dụng khu công nghiệp
    2 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tăng trưởng tín dụng khu công nghiệp - chế xuất thời gian qua luôn có tốc độ khá, nhiều ngân hàng có nhóm khách hàng trong khu vực này kỳ vọng mở rộng cho vay.
  • Ví điện tử tiếp tục "đốt tiền" giữ chân khách hàng
    2 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Mặc dù tăng trưởng mạnh mẽ nhưng các ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức duy trì lòng trung thành của khách hàng. Để giữ chân người dùng, các công ty không ngừng đổ tiền cho các chương trình khuyến mãi. Đây được cho là một trong những lý do dẫn đến lợi nhuận âm…
Thấy gì từ động thái tăng phí SMS Banking của các ngân hàng?