Thu hồi nợ thuế: Chưa hết băn khoăn

(BKTO) - Trong bối cảnh túi tiền của Nhà nước ngàycàng eo hẹp, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan Thuế thực hiện công khai vàcưỡng chế, xóa nợ thuế và tiền phạt chậm nộp đối với DN phá sản... nhằm giảm nợđọng thuế và tăng thu cho NSNN. Tuy nhiên, không ít ý kiến vẫn bày tỏ băn khoănxung quanh việc thực hiện các giải pháp này.




Giải pháp xóa nợ thuế cho DN cần phải được nghiên cứu và xem xét cẩn trọng bởi dễ tạo kẽ hở pháp lý khiến DN lợi dụng chây ì, trốn thuế.Ảnh TK
Nỗ lực thực hiện các giải pháp

Số thu hồi nợ đọng thuế tăng dần qua các năm (từ 13,6% năm 2012 lên 22,5% năm 2015), tỷ lệ tổng nợ có khả năng thu so với tổng thu ngân sách đã giảm xuống, đến thời điểm 31/12/2015 ở mức dưới 5% trong khi các năm trước đều ở vào khoảng 7-8%. Những con số mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã nêu trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang này là minh chứng cho nỗ lực của ngành Tài chính trong việc thực hiện các giải pháp chống thất thu NSNN.

Chú trọng công tác quản lý, đôn đốc nợ đọng thuế, thời gian qua, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã xây dựng và giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2016 đến từng đơn vị, chỉ đạo các đơn vị tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định, quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Đối với các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày, cơ quan thuế ban hành kịp thời thông báo tiền thuế nợ và phạt chậm nộp để đôn đốc thu nợ; thông báo danh sách DN nợ thuế từ 10 tỷ đồng trở lên.

Cùng với đó, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những DN nợ thuế cũng là một biện pháp thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng đối với công tác thu hồi nợ thuế. Đây là hình thức yêu cầu DN chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về thuế và giúp tăng thu cho NSNN. Đơn cử, năm 2015, ngành Thuế Hà Nội đã công khai 627 DN nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất qua 7 đợt, kết quả là 311 DN nộp nợ thuế vào NSNN với số tiền gần 1.792 tỷ đồng.

Với những DN khó khăn, không còn khả năng thu, giải pháp xóa nợ thuế cho DN cũng đã được tính đến. Trong báo cáo trình Chính phủ vào cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính đề nghị xóa hơn 7.963 tỷ đồng tiền nợ thuế, nợ phạt, tiền phạt chậm nộp và khoanh nợ thuế 6.731 tỷ đồng cho DN. Mặt khác, theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP mà Chính phủ mới ban hành, từ ngày 01/7, mức lãi phạt chậm nộp thuế được tính trên số tiền thuế chậm nộp đã giảm từ 0,05%/ngày xuống còn 0,03%/ngày. Quy định mới này được cộng đồng DN và các chuyên gia đánh giá là phù hợp, góp phần giảm áp lực và tạo điều kiện để DN tuân thủ pháp luật về thuế.

…Song vẫn còn hạn chế

Mặc dù Bộ Tài chính đã chỉ đạo các cơ quan Thuế tích cực triển khai các giải pháp nhằm thu hồi nợ thuế song đến thời điểm này, tổng số nợ thuế vẫn ở khoảng 76 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tiền nợ thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày, các khoản phạt và tiền chậm nộp, tiền thuế nợ không có khả năng thu đều tăng so với thời điểm 31/12/2015. Đáng lưu ý, một số địa phương có số nợ thuế tăng trên 20% so với cuối năm ngoái; nhiều tỉnh, thành phố đang ở tình trạng nợ thuế chiếm tới 20% tổng thu; 19 địa phương thuộc diện bất thường có tổng nợ đọng tới hơn 30% so với cuối năm 2015.

Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia đã bày tỏ băn khoăn xung quanh việc thực hiện các giải pháp nhằm thu hồi nợ thuế. Bên cạnh những ưu điểm, một số giải pháp vẫn bộc lộ những hạn chế. Chẳng hạn, khi công khai DN nợ thuế, các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, nếu cơ quan chức năng không thận trọng trong công khai thì không những không thu hồi được nợ thuế mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của DN.

Giải pháp khác mà theo các chuyên gia cũng cần phải lưu tâm trong thời gian tới là xóa nợ thuế cho DN khó khăn. Đây là một biện pháp phù hợp với hoàn cảnh hiện nay, thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ cũng như của các cơ quan chức năng đối với cộng đồng DN. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc xóa nợ thuế phải được rà soát một cách thận trọng, rõ ràng, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích và đối tượng. “Nếu công tác xóa nợ thuế không được nghiên cứu, xem xét một cách thận trọng thì sẽ dễ tạo kẽ hở pháp luật khiến DN lợi dụng để chây ì, trốn thuế”- Chủ tịch Viện Tài chính AFC Đặng Đức Sơn cảnh báo.

Bên cạnh đó, đối với quy định giảm lãi phạt chậm nộp thuế, theo nhận định của các chuyên gia, hiện có 2 đối tượng mà cơ quan Thuế phải xem xét: thứ nhất, DN có doanh thu về nhưng lại cố tình trả chậm thuế; thứ hai, trên sổ sách giấy tờ của DN có ghi nhận doanh thu nhưng doanh thu và khoản phải thu về rất chậm dẫn đến DN không có tiền để nộp thuế. Bởi vậy, các chuyên gia kiến nghị: Việc phạt những DN không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế là cần thiết nhưng đối tượng nào cần phạt lại là vấn đề mà cơ quan Thuế cần cân nhắc. Bên cạnh việc thực thi công vụ, sự đồng hành cùng DN sẽ giúp cơ quan Thuế đánh giá đúng, công bằng thực trạng của DN để đảm bảo công bằng, thu đúng, thu đủ cho NSNN.

ĐỨC THÀNH
Cùng chuyên mục
  • Điều hành chính sách tiền tệ: Lạc quan nhưng vẫn nên thận trọng, linh hoạt
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nghịquyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 mới đây đã tiếp tục đặt ra nhiềunhiệm vụ quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong điều hành chínhsách tiền tệ. Bởi vậy, dù thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng nửa đầu năm2016 đã phát đi những tín hiệu lạc quan song theo các chuyên gia, trong bốicảnh tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, lạm phát tăng, NHNN vẫn nênthận trọng, linh hoạt trong điều hành.
  • Cân đối ngân sách còn nhiều thách thức
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO)- Báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho biết: 6tháng đầu năm 2016, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, công tác điều hành thu chiNSNN vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để có thể cân đối ngân sách, hoànthành mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ yêu cầu, nhiều giải pháp đã được đặt rađối với ngành Tài chính.
  • Khi ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Cuối tháng 5 vừa qua,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã ký và ban hành 1 chỉ thị, 2thông tư. Điểm chung của các chỉ thị, thông tư này là đều có những yêu cầu vàquy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để mởrộng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp: Để chính sách được thực thi hiệu quả
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Quyết định giảmlãi suất cho vay của nhiều ngân hàng từ hơn nửa tháng qua đã nhận được sự đồngthuận của nhiều DN. Thế nhưng, trong khi DN phấn khởi với hy vọng có thêm cơhội vay vốn thuận lợi thì ngân hàng vẫn trăn trở tìm giải pháp để thực thi hiệuquả thông điệp đã được phát đi.
  • Hãng phim Nhà nước sau cổ phần hóa: Liệu có “bình mới rượu cũ”?
    8 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Nhữngngày gần đây, công chúng yêu điện ảnh đặc biệt quan tâm đến việc cổ phần hóa(CPH) và chuyển Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) thành Công ty cổ phần, do Tổngcông ty Vận tải thủy - một đơn vị “ngoại đạo” trong lĩnh vực điện ảnh là nhà đầutư chiến lược. Nhiều ý kiến băn khoăn, CPH theo hướng này liệu có tạo được “cúhích” để phát triển điện ảnh, hay vẫn chỉ là “bình mới rượu cũ”?
Thu hồi nợ thuế: Chưa hết băn khoăn