Thu ngân sách 8 tháng bằng 85,6% dự toán

(BKTO) - Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước (NSNN) 8 tháng ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán; trong đó, thu nội địa ước đạt gần 954,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán, tăng 15,9% so cùng kỳ năm 2021.



                
   

8 tháng, thu nội địa ước đạt gần 954,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Ảnh: TTX

   

Thu ngân sách 8 tháng ước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng

Cụ thể, tổng thu NSNN tháng 8 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 46 nghìn tỷ đồng so với số thu tháng trước.

Trong đó: Thu nội địa ước đạt 78,4 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 43,4 nghìn tỷ đồng so với tháng trước.

Thu từ dầu thô ước đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 2,6 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Sản lượng dầu trong tháng ước đạt 700 nghìn tấn, xấp xỉ mức thực hiện tháng 7. Giá dầu thanh toán bình quân trong tháng đạt khoảng 117,8 USD/thùng, cao hơn 57,8 USD/thùng so giá tính dự toán, thấp hơn 9,8 USD/thùng so với tháng trước.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 5,2 nghìn tỷ đồng so tháng trước, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 33 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng gần 16,4 nghìn tỷ đồng.

Lũy kế 8 tháng thu NSNN ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán (ngân sách trung ương ước đạt 84,8% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 86,4% dự toán).

Trong đó: Thu nội địa ước đạt gần 954,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu thuế, phí nội địa đạt 80,2% dự toán, tăng 13,6% (loại trừ các yếu tố tác động của chính sách miễn, giảm, gia hạn, số thu thuế, phí nội địa không kể các khoản đột biến tăng 6,9%).

Thu từ dầu thô 8 tháng ước đạt gần 51,1 nghìn tỷ đồng, bằng 181,2% dự toán, tăng 98,8%.

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 8 tháng ước đạt 197,6 nghìn tỷ đồng, bằng 99,3% dự toán, tăng 21,5%, trên cơ sở: Tổng số thu thuế ước đạt 295,7 nghìn tỷ đồng, bằng 84% dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 98 nghìn tỷ đồng, bằng 64,1% dự toán.

Ước tính có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng đạt trên 68% dự toán; 49/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 14 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.

Chi 2,4 nghìn tỷ đồng phòng, chống dịch và hỗ trợ địa phương

Tổng chi cân đối NSNN tháng 8 ước đạt 123,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế chi 8 tháng ước đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2%, trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 212,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Ngân sách trung ương đã chi 2,4 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022, chủ yếu để bổ sung cho các địa phương (2,1 nghìn tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định.

Riêng chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao 542,1 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương (từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương,…) tăng thêm khoảng 55,9 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn được giao đạt 101,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (không kể số kế hoạch vốn các địa phương giao tăng thêm, đạt 90,72%). Đến ngày 22/8, vẫn còn 50,3 nghìn tỷ đồng (9,28%) kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết (trong đó: 10 bộ, cơ quan trung ương là 7,1 nghìn tỷ đồng; các địa phương là 43,2 nghìn tỷ đồng).

Tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm vẫn chậm so với yêu cầu và cùng kỳ năm trước. Mặc dù số vốn giải ngân tăng 13,3% nhưng tỷ lệ mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 40,6%), trong đó, giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 14,02% kế hoạch.

8 tháng qua, khoảng 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia đã được xuất cấp để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm./.
         
   
Trong tháng 8, cơ quan thuế, hải quan tiếp tục triển khai các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
   
Lũy kế tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn đến hết tháng 8 ước khoảng 106,2 nghìn tỷ đồng, trong đó: Số tiền gia hạn khoảng 52 nghìn tỷ đồng (số thuế gia hạn đã nộp NSNN khoảng 10 nghìn tỷ đồng); số tiền miễn, giảm khoảng 54,2 nghìn tỷ đồng.
   

THÙY ANH
Cùng chuyên mục
  • Công bố Quyết định đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Sáng 31/8, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao tổ chức Họp báo công bố Quyết định đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước.
  • Từ 20/9/2022, Cà Mau công khai thủ tục hành chính dưới dạng mã QR
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt vừa ban hành công văn về chủ trương thực hiện công khai thủ tục hành chính bằng hình thức điện tử.
  • Đổi mới hình thức định giá nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Luật Giá chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013
  • Bác Hồ với Ngày độc lập đầu tiên
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Ngày 2/9/1945 không chỉ là ngày vui của nhân dân Việt Nam vừa giành được độc lập sau hơn 80 năm hy sinh xương máu không kể xiết để chống thực dân Pháp ngay từ khi chúng xâm lược nước ta (năm 1858), mà còn là ngày vui của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính vì thế, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho ngày tuyên bố độc lập.
  • Điều động, luân chuyển cán bộ: Trao niềm tin, gửi trọng trách!
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Những năm qua, với nhiều cách làm phù hợp, công tác điều động, luân chuyển cán bộ diện Trung ương (T.Ư) quản lý được thực hiện ngày càng chặt chẽ, có nhiều đổi mới. Nhiều cán bộ sau thời gian điều động, luân chuyển đã có sự trưởng thành rõ rệt, góp phần quan trọng vào thành tích chung của địa phương, đơn vị.
Thu ngân sách 8 tháng bằng 85,6% dự toán