Thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

(BKTO) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022.



                
   

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022. Ảnh: Chính phủ

   

Theo đó, Nghị quyết yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Phòng chống dịch đi đôi với phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:

Khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ; hoàn thiện, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình trước ngày 10/4/2022; chủ động xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra.

Thực hiện nghiêm túc các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; khẩn trương hoàn thành sớm nhất việc tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và chủ động các phương án tiêm mũi 4 (khi có đủ cơ sở), nhất là cho các đối tượng ưu tiên.

Chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; hoàn thành trong quý II/2022.

Khẩn trương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng Dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, bảo đảm chất lượng, tiến độ; thường xuyên giao ban đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và chủ động có giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.

Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình quốc tế, khu vực, phân tích, đánh giá kịp thời những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta; trên cơ sở đó, chủ động, kịp thời xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, chỉ đạo điều hành sản xuất, cân đối cung cầu hàng hóa trong nước và điều hành, bình ổn giá phù hợp…

Uư đãi thuế, phí, bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương, triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, phí hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế, trong đó theo dõi sát tác động đến nguồn thu NSNN của việc thực hiện Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu DN ra thị trường quốc tế và các quy định khác có liên quan, nhất là việc phát hành trái phiếu DN không có tài sản bảo đảm để khắc phục những bất cập của quy định pháp luật về chứng khoán và hoạt động phát hành trái phiếu DN.

Triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt, công khai, minh bạch, phát triển bền vững và xử lý nghiêm các sai phạm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá và việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các vi phạm.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng phương án điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn đầu tư công trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn đầu tư công của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022-2023, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc khẩn trương tổng hợp, trình Chính phủ phương án phân bổ vốn cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2022.

Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý và hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho DN, người dân; hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ.

Tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng và đầu tư trái phiếu DN.

Khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ NSNN đối với DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Nghị quyết yêu cầu các Bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện trong năm 2022, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông quan trọng quốc gia và công tác chuẩn bị SEA Games 31.../.
HỒNG NHUNG



Cùng chuyên mục
  • Không để học sinh chọn nhầm ngành nghề, tránh lãng phí nguồn lực
    một năm trước Chính trị
    (BKTO)- Tốn thời gian, kinh phí đào tạo, nhưng nhiều người học rẽ ngang hoặc không làm được việc sau tốt nghiệp… gây lãng phí nguồn lực xã hội. Thực trạng trên một lần nữa cảnh báo về công tác định hướng, lựa chọn ngành học cần được tăng cường và đổi mới, phát huy hiệu quả cao hơn nữa, trong bối cảnh mùa tuyển sinh năm 2022 đang đến gần.
  • Gia hạn thời gian thực hiện Nghị quyết 42: Hành lang pháp lý để tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết số 42), Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến 15/8/2024. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thống nhất trình Quốc hội xem xét gia hạn thời gian áp dụng Nghị quyết đến ngày 31/12/2023.
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp các Đại sứ trình Quốc thư
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Chiều 13/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Belarus và Đại sứ Ai Cập trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
  • Không để học sinh không chọn nhầm ngành nghề, tránh lãng phí nguồn lực
    một năm trước Chính trị
    (BKTO)- Tốn thời gian, kinh phí đào tạo, nhưng nhiều người học rẽ ngang hoặc không làm được việc sau tốt nghiệp… gây lãng phí nguồn lực xã hội. Thực trạng trên một lần nữa cảnh báo về công tác định hướng, lựa chọn ngành học cần được tăng cường và đổi mới, phát huy hiệu quả cao hơn nữa, trong bối cảnh mùa tuyển sinh năm 2022 đang đến gần.
  • Ngày 14/4, thêm 23.012 ca nhiễm Covid-19
    một năm trước Chính trị
    (BKTO) - Tính từ 16h ngày 13/4 đến 16h ngày 14/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 23.012 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 23.012 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.611 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 18.570 ca trong cộng đồng).
Thực hiện đồng bộ, kịp thời các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội