Thực thi có hiệu quả các quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước

(BKTO) - “Các dựán đầu tư công đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hộicủa đất nước. Việc kiểm tra sự tuân thủ pháp luật, phát hiện thất thoát, lãngphí là nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) với chức năng là cơ quan hoạtđộng độc lập. Những năm qua KTNN đã thực hiện kiểm toán các dự án đầu tư xâydựng công trình có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đạt nhiều kết quả tíchcực” - Ông Hồ Đức Phớc - Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết như vậy khi trả lờiphỏng vấn Thời báo Tài chính Việt Nam.




Các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán tại một dự án tại TP. HCM.
Ảnh: THANH TÙNG

TBTCVN: Thưa ông, được biết, một trong những điểm mới rất đáng chú ý của Luật KTNN 2015 là việc quy định thẩm quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Xin ông cho biết ý nghĩa của quy định này đối với hoạt động KTNN và kết quả thực hiện thời gian vừa qua?

Ông Hồ Đức Phớc: Đúng vậy, tại Khoản 3, Điều 14 Luật KTNN quy định quyền hạn của Tổng Kiểm toán Nhà nước: “Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” và Điều 26 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã quy định: “Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực KTNN, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán”.

Các quy định trên có ý nghĩa hết sức to lớn trong hoạt động của KTNN. Tổng Kiểm toán Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quy định chuẩn mực KTNN, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của KTNN. Đồng thời, bảo đảm tính đúng đắn, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn hoạt động KTNN và định hướng tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán quốc tế của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI).

Các văn bản quy phạm pháp luật do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành mang tính chuyên môn sâu quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán; quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các bước công việc của một cuộc kiểm toán, của một lĩnh vực kiểm toán nhất định (dự án đầu tư xây dựng công trình, ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, tài chính – ngân hàng…); quy định về hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán áp dụng trong hoạt động KTNN. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của KTNN tuân thủ trình tự, thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định. Dự thảo văn bản được đăng lên Website KTNN để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chuẩn mực KTNN được gửi lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các địa phương, đảm bảo tính dân chủ, tập trung, thống nhất. Do đó, các văn bản quy phạm pháp luật do Tổng KTNN ký ban hành đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật, đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao; bảo đảm định hướng tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán quốc tế; tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, điều hành hoạt động KTNN theo hướng minh bạch, công khai, chuyên nghiệp, hiện đại và chính quy; từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm toán và kiểm soát, quản lý đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước.

TBTCVN: Ngoài quy định trên, Luật KTNN còn yêu cầu KTNN có nhiệm vụ “quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện”. Thời gian qua, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm như thế nào để thực thi Luật KTNN, thưa ông?

Ông Hồ Đức Phớc: Thực hiện Luật KTNN, thời gian qua, KTNN rất cẩn trọng, chủ động phối hợp ngay từ khâu lập kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm. Tháng 7 hàng năm, KTNN đã chủ động tổ chức làm việc với Thanh tra Chính phủ, gửi văn bản cho các bộ, ngành, Ủy ban Kiểm tra Trung ương để lấy ý kiến; đồng thời xin ý kiến Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, KTNN tổng hợp và hoàn thiện KHKT gửi Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chính phủ và các ban Đảng, bộ, ngành liên quan tham gia ý kiến; KTNN gửi KHKT năm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Tiếp theo, KTNN trình đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến và tổng hợp, tiếp thu hoàn chỉnh KHKT năm. Trên cơ sở đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước ký quyết định ban hành KHKT năm vào trước 31/12 của năm trước. KHKT năm của KTNN được đăng tải công khai trên Website KTNN, các phương tiện truyền thông và gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Thanh tra Chính phủ; thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Như vậy, việc xây dựng KHKT năm được tiến hành chủ động, thận trọng, có sự phối hợp, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan và đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, toàn diện, khoa học, chặt chẽ, khả thi, minh bạch và công khai. Bên cạnh đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước luôn yêu cầu trong quá trình kiểm toán, các đoàn kiểm toán phải nghiêm túc tuân thủ KHKT đã được duyệt, chấp hành thực hiện đúng quy trình, chuẩn mực KTNN đã ban hành.

TBTCVN: Gần đây, có ý kiến cho rằng, kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình không thuộc thẩm quyền của KTNN. Một trong những căn cứ để xác định thẩm quyền của KTNN chính là Luật KTNN. Vậy Tổng Kiểm toán nhà nước có thể cho biết Luật KTNN quy định vấn đề này như thế nào?

Ông Hồ Đức Phớc: Luật KTNN 2015 quy định KTNN có chức năng “đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công” (Điều 9). Đối tượng kiểm toán của KTNN là “việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán” (Điều 4). Đơn vị được kiểm toán là “cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công” (Khoản 3, Điều 3) và đơn vị được kiểm toán thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình là “Ban quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc có nguồn gốc từ NSNN” (Khoản 9, Điều 55). Như vậy, theo quy định của pháp luật về KTNN, các dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng tài chính công, tài sản công, cụ thể là ban quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN thuộc thẩm quyền kiểm toán của KTNN.

Hơn nữa, trên thực tế, từ khi thành lập đến nay, KTNN đều thực hiện kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng kinh phí NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, năm 2016, KTNN đã kiểm toán 1.228 dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kiến nghị giảm trừ 12.399 tỷ đồng và qua kiểm toán 27 dự án BOT, KTNN đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn 107,4 năm so với phương án tài chính ban đầu.

Các dự án đầu tư công xây dựng công trình đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và của từng địa phương, đơn vị. Vì vậy, việc kiểm tra để phát hiện việc tuân thủ pháp luật, phát hiện việc thất thoát, lãng phí là nhiệm vụ của KTNN với chức năng là cơ quan hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, do Quốc hội thành lập. Đây cũng là nhiệm vụ mà các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới thực hiện thường xuyên, liên tục.

TBTCVN: Xin cảm ơn ông!
Theo Thời báo Tài chính Việt Nam​
Cùng chuyên mục
Thực thi có hiệu quả các quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước