Thực trạng Can-xi đất lúa vùng ĐBSCL từ kết quả chương trình “Canh Tác Lúa Thông Minh”

GS. TS. Nguyễn Bảo Vệ - HĐKH Công ty CP Phân bón Bình Điền | 10/07/2025 14:38

(BKTO) - Can-xi (Ca) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện độ phì nhiêu đất và sức khỏe cây lúa. Ca giúp đuổi mặn, giữ chất hữu cơ, tạo cấu trúc đất, đồng thời tăng sức chống chịu cho cây. Năm 2022, chương trình “Canh Tác Lúa Thông Minh” đã khảo sát 76 mẫu đất tại ĐBSCL để đánh giá hàm lượng Ca và các yếu tố liên quan đến độ phì nhiêu đất trong hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu.

Đối với đất, can-xi (Ca) giúp gia tăng độ bảo hòa base của đất, đuổi mặn, tạo cấu trúc và kềm giữ chất hữu cơ trong đất. Còn đối với lúa, Ca là dưỡng chất quan trọng, giúp cứng cây, đứng lá, kháng sâu bệnh, chống chịu điều kiện bất lợi của môi trường như mặn, phèn, ngộ độc hữu cơ… Để tạo ra một tấn hạt, cây lúa cần hấp thụ đến 4kg Ca, nhiều hơn cả lân (chỉ 3kg P/tấn hạt). Ngoài ra Ca còn là dưỡng chất chủ yếu của vi sinh vật trong đất.

Để đánh giá một số đặc tính về độ phì nhiêu đất trong đó có Ca, năm 2022 chương trình “Canh Tác Lúa Thông Minh” (là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền) đã thu thập 76 mẫu đất vào đầu 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu tại 38 điểm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL – Hình 1). Mỗi mẫu đất được lấy 5 điểm theo đường chéo gốc ở độ sâu 0-20 cm.

bang1.jpg
Kết quả phân tích đất (Bảng 1) cho thấy hàm lượng Ca trao đổi của tất cả các mẫu đất ở ĐBSCL đều đủ cho nhu cầu của cây lúa (Ca >1 meq/100g đất)

Kết quả phân tích đất (Bảng 1) cho thấy hàm lượng Ca trao đổi của tất cả các mẫu đất ở ĐBSCL đều đủ cho nhu cầu của cây lúa (Ca >1 meq/100g đất). Còn Mg trao đổi cũng vậy, hầu hết đều đủ cho cây lúa, ngoại trừ những điểm ở phía thượng lưu sông Cửu Long thuộc 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp dưới ngưỡng đủ (Mg <3 meq/100g đất).

Tuy nhiên, sự hấp thụ Ca của cây lúa còn tùy thuộc vào tỷ số Ca/Mg. Để cây hấp thụ được đầy đủ Ca thì tỷ số Ca/Mg trong đất phải từ 3-4. Dựa trên sự phân bố của tỷ số Ca/Mg cho thấy ĐBSCL có 3 tiểu vùng sinh thái (Hình 2), phù hợp với quy luật trầm tích sông/ biển của quá trình hình thành đất ĐBSCL, và có thể được sử dụng trong quản lý độ phì nhiêu đất. Vùng 1 là vùng ven biển (trầm tích nước mặn) có Ca/Mg <1; Vùng trung châu thổ (trầm tích nước mặn ngọt hổn hợp) có tỷ số Ca/Mg từ 1-3; Vùng thượng lưu (trầm tích nước ngọt) có tỷ số Ca/Mg > 3.

Hàm lượng dưỡng chất Ca trong đất tăng dần từ Vùng 1 (Trầm tích biển) đến vùng 3 (trầm tích sông). Còn Mg thì ngược lại giảm dần từ vùng 1 đến vùng 3 (Bảng 1). Quy luật này đã gây ra sự mất cân đối Ca/Mg (<3) ở vùng 1 và vùng 2. Vì vậy cần bón phân có bổ sung Ca cho 2 vùng này. Nhiều thí nghiệm bón Ca đã làm tăng năng suất lúa có ý nghĩa ở ĐBSCL. Ngoài ra, Ca còn làm vững chắc vách tế bào giúp lúa cứng cây, giảm đổ ngã.

Trên cơ sở thực trạng phì nhiêu đất từ kết quả của Chương trình Canh Tác Lúa Thông Minh ở ĐBSCL, một dòng phân bón cải thiện độ phì nhiêu đất "Đầu Trâu Bio-Canxi" (Hình 3) đã ra đời nhằm cung cấp Ca và vi sinh vật có lợi cho đất; Giúp đuổi mặn, hạ phèn, gia tăng pH đất; Phân hủy nhanh rơm rạ trên ruộng hoàn trả lại dinh dưỡng cho đất, hạn chế ngộ độc hữu cơ và giảm phát thải; Cố định N và phân giải P trong đất.

bang2.jpg
Kết quả các mô hình bón Bio-Canxi ở các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh cho thấy pH dung dịch đất lúa đầu vụ tăng lên, rơm rạ được phân hủy tốt hơn và axit hữu cơ giảm hơn có ý nghĩa so với đối chứng. 

Kết quả các mô hình bón Bio-Canxi ở các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh cho thấy pH dung dịch đất lúa đầu vụ tăng lên, rơm rạ được phân hủy tốt hơn và axit hữu cơ giảm hơn có ý nghĩa so với đối chứng (Bảng 2). Năng suất trung bình của các mô hình là 7,62 tấn/ha cao hơn so với đối chứng 1,07 tấn/ha (tăng 16,5 %).

Cùng chuyên mục
  • Minh bạch - Bình đẳng - Hiệu quả: Đột phá tiếp cận đất đai từ Nghị quyết 68-NQ/TW
    2 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Hạn chế trong tiếp cận đất đai lâu nay là một trong những bài toán nan giải đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh đó, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã đặt ra nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận đất đai, qua đó đảm bảo mặt bằng ổn định phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và mở rộng phát triển.
  • Phân bón Bình Điền giúp cải thiện sức khỏe của đất trong vụ Hè Thu
    2 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Dưới tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động con người, Đồng bằng Sông Cửu Long đang đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng do nước biển dâng và lượng nước ngọt sụt giảm. Hệ quả là đất canh tác bị suy thoái, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào đầu vụ Hè Thu.
  • TKV tập trung đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm
    3 ngày trước Doanh nghiệp
    Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng than cho sản xuất điện và công nghiệp tiếp tục tăng, việc phát triển các dự án trọng điểm được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) xác định là nhiệm vụ then chốt để đảm bảo ổn định sản lượng, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
  • Doanh nghiệp nỗ lực về đích nửa cuối năm
    4 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Số liệu thống kê cho thấy bức tranh doanh nghiệp (DN) trong nửa đầu năm 2025 có nhiều gam màu sáng, tối đan xen. Nửa cuối năm, bên cạnh những cơ hội, khó khăn, thách thức đối với DN vẫn hiện hữu, đòi hỏi DN cần nỗ lực cao độ để có thể hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2025.
  • Phát huy vai trò chủ lực trong đầu tư, phát triển hệ thống đường cao tốc quốc gia
    7 ngày trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Đảng ủy cấp trên, linh hoạt, sáng tạo, khắc phục khó khăn, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã nỗ lực vượt qua thách thức, cơ bản hoàn thành tốt chỉ tiêu, kế hoạch công tác đề ra trong 6 tháng đầu năm 2025.
Thực trạng Can-xi đất lúa vùng ĐBSCL từ kết quả chương trình “Canh Tác Lúa Thông Minh”