Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Chất vấn Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng

(BKTO) - Tiếptục nghị trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, tuần qua Quốc hội bước vào cácphiên chất vấn và trả lời chất vấn. Diễn ra trong 2 ngày rưỡi, Quốc hội tiếnhành chất vấn Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng.




Quốc hội trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 16/11 . Ảnh: TTXVN

Là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn, tại phiên làm việc ngày 15/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nhận được 39 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn. Câu hỏi chất vấn và phần trả lời của Bộ trưởng tập trung vào đánh giá tổng thể phương án xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án đã có quyết định đầu tư nhưng không triển khai, để hoang hóa, lãng phí; làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Các đại biểu cũng quan tâm và đề nghị Bộ trưởng làm rõ các giải pháp củng cố hệ thống bán lẻ hàng hóa thích ứng với hội nhập quốc tế; kiểm soát kinh doanh đa cấp; hỗ trợ hàng sản xuất trong nước; quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; phương án tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, quy hoạch các công trình thủy điện, thủy lợi và đảm bảo an toàn xả lũ trong thời gian tới.

Từ phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước và có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả để khắc phục những hạn chế, yếu kém. Cụ thể là, tích cực rà soát và có báo cáo tổng thể những công trình, dự án đầu tư thua lỗ,\zxc kém hiệu quả để xảy ra thất thoát. Rà soát lại quy hoạch phát triển các dự án có liên quan đến môi trường, đời sống người dân. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất chủ trương thẩm định phê duyệt và thực hiện quản lý các dự án thua lỗ, kém hiệu quả. Có giải pháp khẩn trương, quyết liệt, cụ thể để khắc phục từng dự án, tránh tiếp tục thất thoát, lãng phí. Tổng rà soát lại quy trình, công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc xả lũ; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và các cá nhân liên quan, có giải pháp khắc phục triệt để không để tiếp tục xảy ra tình trạng xả lũ đúng quy trình nhưng vẫn gây thiệt hại cho người dân...

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội tập trung vào các vấn đề: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư. Việc xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong các dự án để xảy ra sự cố môi trường; việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn và trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường để xảy ra tình trạng trên; các giải pháp khắc phục tình trạng khai thác cát, sỏi dẫn đến việc “bức tử” các dòng sông; tiến độ khắc phục việc ô nhiễm môi trường trên sông Nhuệ, sông Đáy... Bộ trưởng cũng đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trong quản lý nhà nước, đồng thời nêu lên những giải pháp trong phân cấp quản lý môi trường để giám sát, xử lý vi phạm ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp; các biện pháp giám sát, kiểm soát việc xả thải và khắc phục lỗi về môi trường của Công ty Formosa Hà Tĩnh; giải pháp khắc phục sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung…

Là thành viên Chính phủ thứ 3 đăng đàn trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã tập trung trả lời và làm rõ các vấn đề, đưa ra giải pháp về: Tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội; thực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp; công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học; giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực; việc thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016-2020.

Buổi chiều ngày 16/11, tiếp sau phần chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời chất vấn tập trung vào vấn đề tinh giản biên chế, thực hiện đề án vị trí việc làm; giải pháp cải cách tiền lương, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật công vụ, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chỉ số hài lòng của nhân dân trong đánh giá chế độ công vụ, công chức; đổi mới công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ.

Hôm nay (17/11), sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nội dung thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn.
ĐĂNG KHOA
Cùng chuyên mục
  • Thảo luận nội dung, tiếp thu kinh nghiệm tổ chức Đại hội ASOSAI 14
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Nằm trong tiến trình chuẩn bị Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14) tại Việt Nam năm 2018, từ ngày 09 - 15/11, đoàn cán bộ của KTNN do Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với KTNN Malaysia (Chủ tịch ASOSAI đương nhiệm) và Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (Tổng Thư ký ASOSAI đương nhiệm) nhằm thảo luận một số nội dung về công tác tổ chức Đại hội cũng như tiếp thu kinh nghiệm thực hiện vai trò Chủ tịch và thành viên Ban Điều hành ASOSAI.
  • Làm rõ trách nhiệm, xử lý triệt để các dự án thua lỗ
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả của một số “siêu” dự án là chủ đề “nóng” được các đại biểu Quốc hội nhiều lần nêu lên từ đầu kỳ họp. Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, vấn đề trách nhiệm của Bộ chủ quản, các cơ quan liên quan cũng như các giải pháp xử lý đối với các dự án này tiếp tục được các đại biểu quan tâm và yêu cầu làm rõ.
  • Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020:  Tăng tỷ lệ huy động GDP  vào ngân sách nhà nước
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tại phiên làm việc sáng ngày 09/11, với 86,64% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm (trong đó có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020). Kế hoạch đã xác định rõ chỉ tiêu thu, chi NSNN, mức trần nợ công… đồng thời đưa ra những định hướng và các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện các mục tiêu đề ra.
  • Thắt chặt quan hệ hợp tác giữa KTNN Việt Nam, Campuchia và Lào
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 08/11, tại Hà Nội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã chủ trì buổi Hội đàm giữa người đứng đầu 3 cơ quan KTNN Việt Nam, Campuchia và Lào, sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội nghị ba bên lần thứ VII với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro trong kiểm toán Báo cáo tài chính”.
  • Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV:  Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Năm 2017: GDP tăng khoảng 6,7%• Giai đoạn 2016-2020: Nợ công không quá 65% GDP; nợ Chính phủ không quá 54% GDP; nợ nướcngoài không quá 50% GDP; tổng chi đầu tư phát triển nguồn NSNN tối đa khoảng 2 triệu tỷ đồng.Tỷ lệ bội chi NSNN không quá 3,9% GDP
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Chất vấn Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng