Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

(BKTO) - Năm 2017: GDP tăng khoảng 6,7%• Giai đoạn 2016-2020: Nợ công không quá 65% GDP; nợ Chính phủ không quá 54% GDP; nợ nướcngoài không quá 50% GDP; tổng chi đầu tư phát triển nguồn NSNN tối đa khoảng 2 triệu tỷ đồng.Tỷ lệ bội chi NSNN không quá 3,9% GDP




Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 Ảnh: TTXVN

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV tiếp tục bước sang tuần làm việc thứ 4 với nội dung trọng tâm là thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến các kế hoạch kinh tế, tài chính cho năm 2017 và các năm tiếp theo.

Cụ thể, với 85,02% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Theo đó, Nghị quyết xác định các chỉ tiêu chủ yếu gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP; tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 57%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt 22,5%; số giường bệnh trên một vạn dân đạt 25,5 giường (không tính giường trạm y tế xã); tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt 82,2%...

Để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu, Nghị quyết đã đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp; đồng thời đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, KTNN theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội.
Tại phiên làm việc chiều 08/11, với 82,39% số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết xác định mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn này là: Giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 4 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN-4). Tỷ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31 - 34% tổng đầu tư xã hội. Hằng năm có 30 - 35% DN có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020. Đến năm 2020 tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt khoảng 25%, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 30-35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4.

Nghị quyết cũng xác định, đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4. Nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trái phiếu DN. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP. Thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các DN thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu DN, 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Để đạt các mục tiêu trên, Nghị quyết đưa ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Tập trung hoàn thành cơ cấu lại 3 trọng tâm gồm cơ cấu lại đầu tư công, DNNN và các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại NSNN, khu vực công; phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài; hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; hình thành đồng bộ và phát triển các loại thị trường, gồm thị trường tài chính, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ. Tiếp đó, Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm (trong đó có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020) cũng đã được Quốc hội biểu quyết thông qua tại phiên làm việc sáng 09/11 với 86,64% đại biểu Quốc hội tán thành.

Theo chương trình, hôm nay (10/11) Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Đ.K
Cùng chuyên mục
  • Tăng cường hiệu quả quản lý tài chính  và tái cơ cấu nền kinh tế
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong bối cảnh nợ công tăng cao; cân đối NSNN khó khăn; đầu tư công còn thất thoát, lãng phí; tái cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu đề ra…, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện NSNN; kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, ý kiến của các đại biểu Quốc hội tập trung nhấn mạnh, làm rõ những giải pháp nhằm cải thiện tình hình NSNN; thực hiện tái cơ cấu có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu, chất lượng tăng trưởng đề ra.
  • Khắc phục dàn trải,  lãng phí trong đầu tư công
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015, tại phiên thảo luận tổ cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, đầu tư công trong giai đoạn tới cần có sự lựa chọn, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm gắn với mô hình tăng trưởng và định hướng tái cơ cấu nền kinh tế để khắc phục sự dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.
  • Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Tập trung cho ý kiến vào nhiều dự án luật
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tiếp tục chương trình nghị sự kỳhọp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, tuần qua Quốc hội dành phần lớn thời gian thảoluận, cho ý kiến đối với các dự án luật.
  • Công khai Báo cáo tài chính nhà nước:  Nỗ lực và băn khoăn
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trong nhiều nỗ lực minh bạch của Chính phủ thời gian qua, nỗ lực để công khai báo cáo tài chính nhà nước trên các phương tiện thông tin được dư luận cũng như các chuyên gia kinh tế đánh giá là một điểm nhấn quan trọng và nổi bật. Hành động này thể hiện bước tiến mới trong công tác quản lý, điều hành tài chính của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại, phù hợp với chuẩn mực kế toán công và thông lệ quốc tế. Để thúc đẩy quá trình này, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Nghị định về Báo cáo tài chính nhà nước.
  • Khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
    8 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Theo dự kiến, hôm nay (20/10) kỳ họp thứ2, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Quốc hội sẽlàm việc trong thời gian 26 ngày và dự kiến bế mạc kỳ họp vào chiều ngày 23/11.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV: Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng