Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN

(BKTO) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chủ trì cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN nhằm đánh giátình hình tái cơ cấu DNNN trong quý I năm nay. Thủ tướng cho rằng, cổ phần hóa làm cho DN mạnh lên và thông qua đó tạođiều kiện, khuyến khích người dân làm kinh tế.



Cổ phần hóa đã tạo ra những DN mới, đa sở hữu, thu hút được vốn đầu tư ngoài xã hội Ảnh: T.K
Cổ phần hóa đã tạo ra những DN mới, đa sở hữu, thu hút được vốn đầu tư ngoài xã hội Ảnh: T.K
Theo kế hoạch, năm 2015 cả nước cần phải hoàn thành cổ phần hóa 289 DNNN. Tất cả các DN này đã thành lập Ban Chỉ đạo, trong đó trên 200 DN đang tiến hành xác định giá trị DN, 81 DN đã có quyết định công bố giá trị DN và 29 DN đã cổ phần hóa. Đến nay đã có 23 Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp DNNN theo tiêu chí, danh mục phân loại DN 100% vốn Nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 DN cổ phần hóa năm 2015 và 109 DN cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.

Về thoái vốn Nhà nước tại DN, cả nước đã thoái được gần 5.000 tỷ đồng nhưng đã thu về gần 7.000 tỷ đồng (lãi khoảng 2.000 tỷ đồng), trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 45% tổng thu từ thoái vốn. Một số đơn vị thoái vốn đạt hiệu quả cao là: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) thoái 2.655 tỷ đồng, thu về 3.169 tỷ đồng; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thoái 307 tỷ đồng, thu về 1.068 tỷ đồng; Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) thoái 481 tỷ đồng, thu về 526 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thoái 588 tỷ đồng, thu về 593 tỷ đồng; Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước thoái 276 tỷ đồng, thu về 802 tỷ đồng; tỉnh Bình Dương thoái 149 tỷ đồng, thu về 159 tỷ đồng... Đáng chú ý là số DN thực hiện đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua 2 Sở Giao dịch chứng khoán trong năm 2014 cao gấp 1,4 lần so với cả 3 năm trước.

Tại cuộc họp, các Bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế cũng đã đề xuất hướng xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoàn nhập các khoản dự phòng vào vốn Nhà nước; xác định giá trị DN để cổ phần hóa; xác định giá trị các khoản đầu tư dài hạn; giá trị tiềm năng, tài sản đã hết khấu hao; định giá lại các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm chuyển DN thành công ty cổ phần; xác định giá cổ phiếu bán cho người lao động…cũng như quy trình thẩm định, sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp còn chậm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tái cơ cấu DNNN trong năm 2014 cũng như 3 tháng đầu năm 2015 đạt kết quả tích cực, đúng hướng. Hiệu quả hoạt động của DN được nâng cao, thể hiện ở tổng tài sản của các DNNN vẫn tăng lên, đạt 3,2 triệu tỷ đồng, vốn Nhà nước cũng được bảo toàn và tăng lên 1,2 triệu tỷ đồng. Đặc biệt, cổ phần hóa đã tạo ra những DN mới, đa sở hữu, thu hút được vốn đầu tư ngoài xã hội, từ đó góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhất là thị trường vốn và thị trường chứng khoán…

Tuy nhiên, hạn chế mà lớn nhất là hiệu quả của DNNN chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực về tài sản và vốn; một số DN làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ; năng suất lao động trong DNNN thấp. Việc tiến hành cổ phần hóa vẫn còn chậm và vẫn còn nhiều DNNN không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. “Cổ phần hóa làm cho DN mạnh lên và cách chúng ta làm là tạo điều kiện, khuyến khích để người dân làm kinh tế” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu trong năm 2015 phải hoàn thành cổ phần hóa 289 DNNN theo kế hoạch; đồng thời sau khi cổ phần hóa, bắt buộc phải niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát bổ sung danh mục các DNNN cần cổ phần hóa trong 5 năm tới và sớm phê duyệt phương án sắp xếp lại các nông, lâm trường theo hướng thu hẹp các nông, lâm trường để giao cho dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cơ chế, chính sách cơ bản đã đầy đủ và phù hợp, vấn đề còn lại là trách nhiệm và quyết tâm thực thi. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty và các địa phương phải tập trung quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu DNNN.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Có rất nhiều DN được cổ phần hóa, nhưng những DN có sức thu hút, được quan tâm thì tỷ lệ cổ phần được bán ra rất ít, thậm chí có DN chỉ bán ra 3-5% cổ phần. Khi Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối thì nhân sự không có gì thay đổi. Con người vẫn thế thì cơ chế vận hành, lề lối làm việc, quản trị DN khó có sự đột phá. Nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn mua cổ phần DNNN nhưng họ không thể tham gia điều hành, định hướng DN vì tỷ lệ sở hữu quá nhỏ bé nên khó thu hút được người dân tham gia. Kinh nghiệm cho thấy, nếu bán những DN đang kinh doanh hiệu quả như Vinamilk, Sabeco, Habeco... không những Nhà nước bán được giá cao, lấy tiền cải thiện hạ tầng, giảm nợ công... mà còn giúp DN hoạt động hiệu quả hơn, mục tiêu đóng góp ngân sách vẫn đảm bảo, thậm chí còn tăng.

THU HƯỜNG
Cùng chuyên mục
  • Cơ khí “bí” đầu ra do thực thi chính sách còn bất cập
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Các dự án cơ khí trọng điểm đã và đang phải đối mặtvới hàng loạt những khó khăn, bất cập như khó tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi,khó được giao thầu và chỉ định thầu sản phẩm cơ khí trọng điểm; vướng mắc trongưu tiên sử dụng sản phẩm cơ khí chế tạo trong nước đối với các gói thầu và dựán có sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên, vướng mắc trong thực hiện chính sáchtạo đơn hàng cho các DN cơ khí…
  • Góc nhìn của DN lớn về triển vọng kinh tế
    9 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Năm 2014 đánh dấu sự chuyển mình trong sản xuất kinh doanh của các DN lớn. Bức tranhkinh tế Việt Nam về cơ bản đãcó phần sáng sủa hơn, trong đó đã xuất hiện khá nhiều tín hiệu khả quan cho tăngtrưởng kinh tế. Chung quan điểm với nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, cộng đồng DN lớn cho rằng: Việt Nam sẽ “tăng tốc hơn đôi chút” trong năm 2015 và trở thành một điểmđến đầu tư hấp dẫn.
Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN