Tiếp tục giảm 50% phí, lệ phí trên nhiều lĩnh vực

(BKTO) - Ngày 26/5, Bộ Tài chính ban hành 3 thông tư, quy định giảm đồng loạt ở mức 50% đối với các loại phí thẩm định liên quan đến xuất bản, kinh doanh hàng hóa, cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa; phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài và lệ phí sở hữu công nghiệp.



                
   

Lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá được giảm 50% - Ảnh: TL.

   

Theo quy định tại Thông tư số 43/2020/TT-BTC, cơ quan, tổ chức khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; cơ quan, tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh và đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh chỉ phải nộp phí, lệ phí bằng 50% mức thu quy định tại Điều 4 Thông tư số 214/2016/TT-BTC. Mức phí theo quy định trước đây là 50.000 đồng/hồ sơ.

Thông tư số 44/2020/TT-BTC quy định, cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá, nếu ở khu vực thành phố trực thuộc trung ương và khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh sẽ nộp phí, lệ phí bằng 50% mức thu các khoản phí, lệ phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 168/2016/TT-BTC. Nếu đối tượng ở các khu vực khác sẽ nộp phí, lệ phí bằng 50% mức thu tương ứng với khu vực thành phố trực thuộc trung ương. Mức thu hiện hành là từ 200.000 đồng - 1,2 triệu đồng/lần cấp hoặc lần thẩm định.

Theo quy định tại Thông tư số 45/2020/TT-BTC, phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài và lệ phí sở hữu công nghiệp sẽ nộp phí bằng 50% mức thu phí quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016. Mức thu theo quy định trước đây là từ 200.000 đồng - 2 triệu đồng/năm hoặc mã.

3 thông tư trên đều có hiệu lực thi hành từ ngày 26/5 đến hết ngày 31/12/2020. Kể từ ngày 1/1/2021 trở đi, các quy định nộp phí trên sẽ trở lại quy định trước ngày 26/5/2020.

Ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng các thông tư miễn giảm phí, lệ phí, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Như vậy, tính đến nay đã có 11 thông tư được ban hành, giảm nhiều loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực.

Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng số phí, lệ phí cắt giảm trong thời gian còn lại của năm 2020 khoảng 500 tỷ đồng.
Theo thoibaotaichinhvietnam.vn
Cùng chuyên mục
  • Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) Làm rõ vai trò giám sát của cộng đồng dân cư
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Dự thảo Luật PPP sẽ được Quốc hội thảo luận vào ngày 28/5 tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, cơ chế giám sát - một trong những yếu tố bảo đảm dự án PPP hiệu quả - trong dự thảo Luật PPP đã bao quát được toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Tuy vậy vẫn cần làm rõ nhiều nội dung để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể cũng như phát huy tốt vai trò giám sát của cộng đồng.
  • Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 20/5/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • EVFTA là lợi thế của Việt Nam  trong phát triển chuỗi cung ứng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Diễn biến của dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này khiến nhiều nước trên thế giới ưu tiên nâng cao nội lực để tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài. Ngay trước thời điểm Quốc hội sẽ chính thức xem xét, thảo luận, tiến tới phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào ngày 20/5, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) nhận định, kể cả xu hướng nâng cao nội lực, tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài có gia tăng thì EVFTA vẫn giữ được vị thế vững chắc.
  • Hậu Covid-19, làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển?
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Giải đáp câu hỏi được đặt ra liên tục gần đây: “Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau đại dịch Covid-19”, tại buổi sinh hoạt chuyên đề của Câu lạc bộ Café Số vừa qua, PGS,TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - đã gợi mở nhiều điều quan trọng đối với Chính phủ, DN và cả nền kinh tế. Phóng viên Báo Kiểm toán đã ghi lại nội dung của buổi trao đổi này.
  • Điều hành ngân sách phù hợp với tăng trưởng kinh tế
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tác động của đại dịch Covid-19 đặt ra thách thức lớn trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2020 cũng như tạo sức ép trong thu, chi NSNN. Trong bối cảnh đó, Chính phủ xác định, công tác quản lý, điều hành NSNN cần tập trung vào tăng thu, tiết kiệm chi, tăng cường kỷ luật tài chính; đặc biệt khi nguồn thu giảm thì nguồn chi cũng phải giảm tương ứng.
Tiếp tục giảm 50% phí, lệ phí trên nhiều lĩnh vực