Tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng của doanh nghiệp tư nhân

(BKTO) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng, đóng góp to lớn đối với phát triển kinh tế đất nước. Cần tiếp tục khai thác, phát huy những tiềm năng của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đặc biệt là để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025.

tn.jpg
Cần tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng của doanh nghiệp tư nhân. Ảnh minh họa: ST

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối thị trường; tiếp cận các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách hiện hành, thực thi các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, thuận lợi.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng đối thoại một cách cởi mở để tiếp thu có chọn lọc, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc ban hành mới các cơ chế chính sách đủ mạnh và khả thi để các doanh nghiệp có thể tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025.

Các doanh nghiệp tư nhân lớn cần nêu cao tinh thần tự chủ, tự tin, tinh thần tự hào dân tộc để phát huy thế mạnh, vươn lên đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp FDI, tham gia tích cực, chủ động vào kinh tế quốc tế và cùng với doanh nghiệp nhà nước dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hệ sinh thái các doanh nghiệp Việt Nam và các chuỗi sản xuất toàn cầu.

Về phía các doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị, cần bám sát tình hình chính trị, kinh tế thế giới, nắm chắc các thời cơ, thuận lợi cũng như các khó khăn, thách thức của thị trường ngoài nước và những yêu cầu trong nước để có sự điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh, doanh phù hợp. Tập trung đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D), tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống thông qua việc đầu tư, kích hoạt tiêu dùng và tăng cường xuất khẩu. Đồng thời, chủ động khai thác các động lực tăng trưởng mới, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; phát triển các lĩnh vực mới nổi như chip và công nghệ AI để tăng tốc, bứt phá, phát triển một cách bền vững.

Đồng thời, chủ động nghiên cứu, thu xếp nguồn vốn, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tích cực tham gia dự án trọng điểm quốc gia, nhất là trong lĩnh vực giao thông và năng lượng, các dự án nằm trong nhóm khuyến kích đầu tư đã được xác định tại các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia.

Đặc biệt, cần chú trọng khai thác có hiệu quả các hình thức thương mại, các loại thị trường, nhất là phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, các mô hình phân phối hiện đại, dịch vụ logistics để kết nối, mở rộng thị trường trong và ngoài nước; tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; chú trọng xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu nhất là các mặt hàng truyền thống, mặt hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng…; chủ động tìm kiếm giải pháp để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân lớn.

Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực nghiên cứu tham gia xây dựng và phản biện chính sách với các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần hoàn thiện thể chế.

Ngành Công Thương có 4 quy hoạch ngành quốc gia liên quan đến năng lượng, điện, hạ tầng dự trữ xăng dầu khí đốt và thăm dò, khai thác khoáng sản, tổng danh mục khoảng hơn 50 nghìn dự án và tổng mức đầu tư lên tới hàng triệu tỷ đồng, mở ra dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp khai thác, vừa giúp tăng dư địa phát triển kinh tế đất nước, vừa tạo nguồn cung các nguyên liệu cho sản xuất và dự phòng./.

Cùng chuyên mục
  • Nhiều kiến nghị của ngành ngân hàng với Chính phủ
    10 ngày trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với một số ngân hàng thương mại ngày 11/02, các ngân hàng đã gửi đến Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nhiều kiến nghị. Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cũng đã làm rõ thêm về mục tiêu tăng trưởng tín dụng và công tác điều hành lãi suất, tỷ giá năm 2025.
  • Hóa giải khó khăn, thách thức để đạt mục tiêu tăng trưởng của đồng bằng sông Hồng
    10 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá, kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, luôn đi đầu trong thực hiện các đột phá chiến lược và đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế vượt mức bình quân chung cả nước và vượt vùng Đông Nam bộ; tiếp tục dẫn đầu về thu ngân sách nhà nước, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, mục tiêu đề ra cho năm 2025 đầy thách thức đối với Vùng.
  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2024 đạt gần 118 nghìn tỷ đồng
    10 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Bằng những giải pháp sát thực, kịp thời, linh hoạt trong điều hành ngân sách, Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả quan trọng. Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của tỉnh giai đoạn 2021 - 2024 của tỉnh ước đạt gần 118 nghìn tỷ đồng, đạt 108% so với mục tiêu kế hoạch cả giai đoạn.
  • Doanh thu trong tháng 01/2025 của TKV đạt 12.227 tỷ đồng
    11 ngày trước Doanh nghiệp
    Với thời tiết có nhiều thuận lợi cho các hoạt động khai thác, trong tháng 01/2025, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) quyết tâm phối hợp điều hành kế hoạch sản xuất ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2025. Sản lượng than nguyên khai sản xuất của TKV dự kiến đạt 100% kế hoạch; các đơn vị sản xuất khoáng sản ổn định; các lĩnh vực SXKD khác đảm bảo sản xuất theo mục tiêu. Doanh thu trong tháng 01/2025 của TKV đạt 12.227 tỷ đồng.
  • Giải quyết các tồn đọng, sớm kết thúc đàm phán Hiệp định của ASEAN
    11 ngày trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Bộ Công Thương, phiên đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) lần thứ 14 dự kiến diễn ra từ ngày 17-21/3/2025, hướng tới mục tiêu kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định ATIGA trong năm 2025
Tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng của doanh nghiệp tư nhân