Tiếp tục rà soát, điều chỉnh giảm số vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015 và 2014 – 2016

(BKTO) - Chiều 27.4, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 còn lại đã chuyển nguồn sang giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 để thực hiện hạng mục bổ sung của một số dự án.




Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển phiên họp

Trình bày Tờ trình về việc thực hiện Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 còn lại đã chuyển nguồn sang giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 để thực hiện hạng mục bổ sung của một số dự án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về danh mục, số liệu, số kế hoạch đã thu hồi, chưa thu hồi và không thu hồi được theo Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14. Cụ thể là đối với số vốn 705,308 tỷ đồng điều chỉnh giảm của các dự án chưa được giao kế hoạch hằng năm các bộ, địa phương thực hiện việc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2014 - 2016 theo đúng Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 là 705,308 tỷ đồng. Đối với số vốn 3.071,56 tỷ đồng điều chỉnh giảm của các dự án chưa giải ngân hoặc không còn nhu cầu sử dụng, trong đó, số vốn không điều chỉnh giảm, không thu hồi được là 180,027 tỷ đồng của 4 Bộ và 40 địa phương có dự án còn vốn chưa giải ngân thấp hơn số liệu điều chỉnh giảm tại Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14. Theo báo cáo của các Bộ, địa phương, số vốn nêu trên đã được các Bộ, địa phương giải ngân trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14. Tuy nhiên do sơ suất trong quá trình rà soát, các Bộ, địa phương chưa cập nhật đầy đủ và kịp thời số liệu giải ngân nên đã báo cáo số liệu điều chỉnh giảm kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2014-2016 chưa chính xác.

Trường hợp điều chỉnh giảm theo Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 sẽ dẫn đến phải xuất toán, trong khi đó số vốn này Chính phủ đã báo cáo Quốc hội quyết toán vốn trái phiếu Chính phủ hằng năm. Như vậy, số vốn thực tế đã điều chỉnh giảm theo Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 là 2.891,533 tỷ đồng (3.071,56 tỷ đồng - 180,027 tỷ đồng).

Đối với số vốn chưa quyết nghị điều chỉnh giảm tại Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 là 2.023,362 tỷ đồng của 4 Bộ và 49 địa phương có dự án còn vốn chưa giải ngân cao hơn số liệu điều chỉnh giảm tại Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14. Đối với số vốn thực tế đã điều chỉnh giảm (2.891,533 tỷ đồng) và số vốn còn lại chưa điều chỉnh giảm (2.023,362 tỷ đồng) nêu trên thực tế là kế hoạch vốn TPCP chưa được phát hành, đã hết thời hạn thanh toán và đã bị hủy bỏ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra
Trình bày Báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, mặc dù tại Tờ trình lần này đã có sự rà soát, phản ánh rõ hơn các số liệu tăng, giảm, trên cơ sở đó đã tổng hợp số liệu điều chỉnh sát với thực tế, song đối chiếu với Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì một số nội dung chưa được đề cập cụ thể. Đó là chưa làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc rà soát số liệu chưa chính xác khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 468/2017/UBTVQH14. Số liệu báo cáo của Chính phủ có nhiều thay đổi: tại Nghị quyết 468/NQ-UBTVQH trên cơ sở số liệu của Tờ trình 535/TTr-CP ngày 13.11.2017 (Tờ trình 535), số cần điều chỉnh giảm 3.071,560 tỷ đồng. Trong khi đó, tại Báo cáo số 327/BC-CP ngày 19.8.2019, Chính phủ đề nghị số cần điều chỉnh giảm là 4.722,735 tỷ đồng; tại Tờ trình này số vốn cần điều chỉnh là 4.914,894 tỷ đồng.

Về việc thực hiện Nghị quyết số 468, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề nghị của Chính phủ điều chỉnh giảm tổng số vốn 4.914,895 tỷ đồng (tăng thêm so với Nghị quyết 468 là 2.023,362 tỷ đồng đối với các dự án có số vốn còn lại chưa giải ngân cao hơn số vốn điều chỉnh giảm tại Nghị quyết số 468; đồng thời, giảm đối với các dự án có số vốn chưa giải ngân thấp hơn số điều chỉnh giảm tại Nghị quyết 468 là 180,027 tỷ đồng).
Toàn cảnh phiên họp
Đối với sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 để thực hiện dự án Cải tạo, nâng cấp Sông Ngũ Huyện Khê, hệ thống thủy nông Bắc Đuống, tỉnh Bắc Ninh, đề nghị không sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và 2014 - 2016 để thực hiện các dự án này. Trường hợp nếu cần thiết, Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Nghị quyết 84/2019/QH14 của Quốc hội.

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí điều chỉnh Điều 1 Nghị quyết số 468/NQ-UBTVQH14 theo hướng số điều chỉnh giảm tổng số vốn 4.914,895 tỷ đồng (tăng thêm so với Nghị quyết 468 là 2.023,362 tỷ đồng đối với các dự án có số vốn còn lại chưa giải ngân cao hơn số vốn điều chỉnh giảm tại Nghị quyết số 468; đồng thời, giảm đối với các dự án có số vốn chưa giải ngân thấp hơn số điều chỉnh giảm tại Nghị quyết 468 là 180,027 tỷ đồng).

Đồng thời, cho phép Chính phủ tiếp tục rà soát, điều chỉnh giảm số vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và 2014 - 2016 theo đúng tinh thần của Điều 68 Luật Đầu tư công, tức là cứ sau 1 năm không giải ngân được thì sẽ hủy bỏ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không đồng tình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp Sông Ngũ Huyện Khê, hệ thống thủy nông Bắc Đuống, tỉnh Bắc Ninh vì không có căn cứ.

Theodaibieunhandan.vn
Cùng chuyên mục
  • Sẽ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô Hà Nội
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều 27/4, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ quy định về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
  • Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Hai nội dung quan trọng nhất của mỗi kỳ Đại hội Đảng là công tác văn kiện và công tác nhân sự, đặc biệt việc chuẩn bị nhân sự Đại hội có vị trí, ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là nhân tố bảo đảm thành công của Đại hội và triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đại hội. Để chuẩn bị thật tốt công tác đặc biệt quan trọng này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII của Đảng có bài viết: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng”. Báo điện tử Kiểm toán trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
  • Điều chỉnh báo cáo tài chính sau kiểm toán:  Cần thiết phải giảm thiểu nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ông Trần Anh Quân - Phó Tổng Giám đốc KPMG, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - trả lời phỏng vấn của Báo Kiểm toán
  • Thông điệp từ đại dịch Covid-19
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra dự báo mới nhất, theo đó, năm 2020, Việt Nam sẽ tăng trưởng kinh tế 4,8% GDP; lạm phát ở mức 3,3% và tăng lên 3,5% năm 2021. Thâm hụt tài khoản vãng lai dự kiến ở mức 0,2% GDP năm 2020 và thặng dư 1% GDP vào năm 2021.
  • Quản lý đầu tư công và vốn vay  ưu đãi ngày càng hiệu quả
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 19/6/2017 của Chính phủ về ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững” đã tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác quản lý đầu tư công, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài... Điều này được thể hiện rõ trên khía cạnh hoàn thiện thể chế chính sách và kết quả thực tế đạt được.
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh giảm số vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015 và 2014 – 2016