Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc: Sẽ xử lý và công khai các hành vi tiêu cực trong hoạt động kiểm toán

(BKTO) - Đó là khẳng định của Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc khi trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) sáng 1/11 về công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán.




Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội
Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết: Năm 2017, KTNN đã chuyển cho cơ quan điều tra 4 vụ và chuyển 12 bộ hồ sơ cho các cơ quan quản lý khác để xử lý theo pháp luật.

Hiện nay, theo Luật định, KTNN thực hiện 3 loại hình kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chính để xác nhận các thông tin kinh tế và xác nhận báo cáo tài chính; kiểm toán tuân thủ pháp luật để xác nhận, đánh giá việc vi phạm pháp luật; kiểm toán hoạt động đánh giá hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế, trách nhiệm kinh tế của người quản lý tài chính công, tài sản công.

Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu rõ: KTNN kiểm toán trên cơ sở hồ sơ kiểm toán do các đơn vị được kiểm toán cung cấp. KTNN không có chức năng điều tra. Trong thời gian vừa qua, KTNN đã nỗ lực, có nhiều kiến nghị về bịt lỗ hổng chính sách góp phần phòng, chống tham nhũng như bịt lỗ hổng trong thực hiện các dự án BOT, cơ chế thực hiện dự án BT, đất đai, cổ phần hóa DN; chính sách tại các khu kinh tế và trong chính sách thuế cũng như chính sách quản lý tài chính công, tài sản công.

Về phía KTNN, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã kịp thời ban hành Chỉ thị số 769/CT- KTNN ngày 29/4/2016 về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN và Công điện số 1213/CĐ- KTNN ngày 28/8/2018 về siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán; đồng thời nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình thực hiện phòng, chống tham nhũng.

Trong năm 2017, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 91 nghìn tỷ đồng, trong đó thu NSNN là 38,450 nghìn tỷ đồng. Đến nay đã thu hồi được 78,2%. KTNN cũng kiến nghị sửa đổi 150 văn bản để bịt các lỗ hổng, các khe hở để tránh thất thoát tài chính công, tài sản công, đến nay, Chính phủ và các Bộ, ngành đã sửa được 40 văn bản, chiếm 26,7%.

9 tháng năm 2018, KTNN đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 50,020 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2017 đến nay đã đạt 55,2%. Năm 2017 kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ 159 văn bản, đến nay đã sửa được 7 văn bản.

KTNN cũng đã chú trọng thực hiện quản lý nội bộ Ngành bằng các biện pháp như: áp dụng nhật ký kiểm toán online; kiểm soát, thanh tra đột xuất; chấm điểm bình bầu trong các Tổ kiểm toán, các Đoàn Kiểm toán. “Mỗi khi có thông tin về vấn đề kiểm toán viên, KTNN tổ chức kiểm tra xác minh ngay. Nếu không phát hiện dấu hiệu tiêu cực nhưng phát hiện sai quy trình chúng tôi cũng đình chỉ việc kiểm toán”- Tổng Kiểm toán Nhà nước nói.

Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng nhấn mạnh: Ngoài nỗ lực của ngành, KTNN mong muốn các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị được kiểm toán và các đại biểu Quốc hội cùng giúp cho KTNN trong việc quản lý kiểm toán viên. “Đối với kiểm toán viên, chúng tôi luôn nêu cao đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là tính liêm chính và trung thực, bản lĩnh, trình độ chuyên môn. Chúng tôi cam kết, nếu có thông tin về vấn đề tiêu cực của kiểm toán viên, chúng tôi sẽ tổ chức xử lý và công khai”- Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc khẳng định, đồng thời mong muốn sự phối hợp, giúp đỡ của đại biểu Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị nhằm xây dựng KTNN trở thành một cơ quan kiểm tra tài chính công, tài sản công có trách nhiệm, chuyên nghiệp, uy tín và hiện đại.

N. HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Cần có bước tiến xa hơn nữa trong việc công khai NSNN
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chính phủ đã trình Quốc hội dự thảo dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019. Dự thảo Báo cáo Dự toán NSNN năm 2019 cũng đã được Bộ Tài chính công khai trên cổng thông tin của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, tại buổi Tọa đàm “Góc nhìn chuyên gia về Dự thảo dự toán ngân sách nhà nước năm 2019” do Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) tổ chức 29/10, tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng cần có bước tiến xa hơn nữa trong việc công khai NSNN.
  • Sửa cơ chế, chính sách để khắc phục chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chiều nay (31/10), trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán về nội dung, đối tượng, thẩm quyền. Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, cần sửa Luật Thanh tra và các thông tư quy định về hoạt động thanh tra.
  • Chống thất thoát trong cổ phần hóa doanh nghiệp và quản lý hóa đơn
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đầu giờ chiều nay (31/10), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về giải pháp chống thất thoát tài sản Nhà nước trong cổ phần hóa DNNN; công tác quản lý hóa đơn trong mua bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Nhiều vấn đề tài chính, tiền tệ làm “nóng” nghị  trường Quốc hội
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Kết thúc ngày đầu tiên của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, đã có 36 đại biểu chất vấn, 23 đại biểu tranh luận, 15 Bộ trưởng cùng Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia trả lời chất vấn. Phiên chất vấn đã diễn ra sôi nổi, với nhiều vấn đề “nóng” được đặt ra cho các tư lệnh ngành.
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dự án Công nghệ cao Hòa Lạc đã qua giai đoạn khó khăn nhất
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trả lời đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 30/10 về tình hình triển khai Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội và Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Chúng ta đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và sẽ làm tốt.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc: Sẽ xử lý và công khai các hành vi tiêu cực trong hoạt động kiểm toán