Tham dự Chương trình có: TS. Vũ Đức Chính - Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Kế toán, Kiểm toán (Bộ Tài chính); ông Iain Frew - Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam; bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán (Ngân hàng nhà nước); đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, Kiểm toán nhà nước, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp…
Về phía đơn vị tổ chức có GS, TS. Đoàn Xuân Tiên - Chủ tịch Liên đoàn Kế toán Đông Nam Á, Chủ tịch VAA; bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch PwC Việt Nam, bà Đặng Thị Mai Trang - Trưởng đại diện ICAEW tại Việt Nam; và các hội viên VAA.
VAA chính thức ban hành và triển khai Chương trình đào tạo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế từ tháng 10/2024, dưới sự tư vấn, hỗ trợ bởi ICAEW Việt Nam và PwC Việt Nam. Nội dung chương trình đào tạo đa dạng, chia thành 4 cấp độ: Khởi động, Cơ bản, Chuyên sâu và Nâng cao, tổng thời lượng 80 giờ, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng IFRS theo phạm vi, đối tượng, lộ trình một cách phù hợp. Các giảng viên của chương trình đến từ Bộ Tài Chính, Học viện Tài chính, PwC Việt Nam, ICAEW Việt Nam và các đơn vị giáo dục khác.
GS, TS. Đoàn Xuân Tiên - Chủ tịch VAA cho biết, IFRS không chỉ là một bộ quy tắc/chuẩn mực kế toán mà còn là cầu nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Việc áp dụng IFRS không chỉ nâng cao tính minh bạch trong báo cáo tài chính mà còn giúp các nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên quan có thể nhìn rõ hơn về hình tài chính của doanh nghiệp.
IFRS là bộ chuẩn mực nhằm mục tiêu tạo ra một khung thông tin thống nhất cho doanh nghiệp có thể báo cáo về hiệu suất và tác động của hoạt động của doanh nghiệp đối với quản trị, môi trường và xã hội. Các tiêu chuẩn này giúp cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy và so sánh về khía cạnh bền vững của doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp, giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan.
Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam. Theo đó, từ năm 2025, đối với báo cáo tài chính hợp nhất, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế được áp dụng ở giai đoạn 2022-2025, Bộ Tài chính căn cứ tình hình thực tế quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS đề lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp thuộc các đối tượng: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước; Công ty mẹ là công ty niêm yết; Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; Công ty mẹ quy mô lớn khác.
Đối với báo cáo tài chính riêng, Bộ Tài chính căn cứ khi hình thực tế, quy định phương án, thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện IFRS để lập báo cáo tài chính riêng cho từng nhóm đối tượng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
Chương trình đào tạo IFRS nhằm giúp đội ngũ kế toán, kiểm toán nâng cao kiến thức và kỹ năng về IFRS; giúp các doanh nghiệp tạo ra các báo cáo tài chính thống nhất, dễ hiểu, góp phần nâng cao uy tín và niềm tin của nhà đầu tư; đồng thời giúp Việt Nam nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, chương trình còn tạo ra một đội ngũ nhân lực lượng cao, có khả năng làm việc trong môi trường nhập khẩu quốc tế và tham gia vào các dự án lớn; khuyến khích các ứng dụng thực hành tiên của IFRS tại Việt Nam; tăng cường sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Hiệp hội, các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành kế toán và kiểm toán tại Việt Nam, GS, TS. Đoàn Xuân Tiên kỳ vọng.
Đánh giá cao sự phối hợp giữa Hiệp hội với các doanh nghiệp kiểm toán, TS. Vũ Đức Chính - Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Kế toán, Kiểm toán (Bộ Tài chính) cho rằng, Chương trình đào tạo là một điểm nhấn giúp doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng khi các quy định liên quan đến IFRS được áp dụng.
Đào tạo nhân lực không phải "một sớm một chiều", vì vậy, việc triển khai Chương trình này là một hoạt động cần thiết, giúp doanh nghiệp tiếp cận được với một kế hoạch dài hơi. Chúng ta xác định rằng, đây là những hoạt động có tính chất chuẩn bị, có tính chất sẵn sàng. Về phía Bộ Tài chính, chúng tôi có trách nhiệm báo cáo với cấp thẩm quyền, chuẩn bị các điều kiện cụ thể với từng nhóm đối tượng phù hợp, có thể làm từng bước hướng tới áp dụng thành công IFRS - Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát Kế toán, Kiểm toán Vũ Đức Chính nhấn mạnh.
Nội dung Chương trình đào tạo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế - IFRS được thiết kế, xây dựng dựa trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu các chuẩn mực, hướng dẫn và khung năng lực, các quy định hiện hành về IFRS và khảo sát thực tiễn. Chương trình được thiết kế thành 4 cấp độ:
Cấp độ Khởi động (10 giờ đào tạo): cung cấp kiến thức tổng quan về IFRS và các điểm khác biệt giữa VAS và IFRS.
Cấp độ Cơ bản (30 giờ đào tạo): cung cấp các kiến thức và ứng dụng của Khung khái niệm IFRS cùng với các chuẩn mực IFRS 1, IFRS 15, IFRS 16; IAS 1, IAS 2, IAS 7, IAS 8, IAS 10, IAS 16, IAS 21, IAS 23, IAS 27, IAS 36, IAS 38, và IAS 40.
Cấp độ Chuyên gia sâu (20 giờ đào tạo): cung cấp các kiến thức và ứng dụng của các chuẩn mực IFRS 2, IFRS 5, IFRS 11, IFRS 12, IFRS 13, và IAS 41.
Cấp độ Nâng cao (20 giờ đào tạo): cung cấp các kiến thức và ứng dụng của các chuẩn mực IFRS 3, IFRS 7, IFRS 9, IFRS 10.