Trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”

Ngày 18/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”, nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023) và ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5.

906910ff09fed7a08eef.jpg
Các đại biểu tham quan không gian trưng bày tại Bảo tàng. Ảnh: Nguyễn Nam 

Xã Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.  Theo sử liệu, thế kỷ 15, tên xã Bát Tràng xuất hiện và được ghi nhận là một làng gốm nổi tiếng, sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380-1442) chép: "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén". 

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, gốm Bát Tràng vẫn giữ được những vẻ đẹp độc đáo và tinh xảo trong từng sản phẩm, đưa gốm sứ Bát Tràng ngày càng hội nhập và phát triển trên thị trường thế giới. Nghề gốm làng Bát Tràng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022. 

Trưng bày giới thiệu tới công chúng 39 hiện vật gốm thuộc sưu tập gốm cổ Bát Tràng lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, niên đại từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20 với những dòng men và loại hình đặc trưng cho từng giai đoạn phát triển. Trưng bày gồm 4 phần: 

Phần 1. Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành Bát Tràng. Theo kết quả khai quật khảo cổ học thu được tại xã Đa Tốn, Bát Tràng (huyện Gia Lâm) một số hiện vật như: bao nung, con kê, cục làm men, chồng dính, bát bị sống men; các mảnh gốm, phế phẩm các dòng men: men trắng, men ngọc, men nâu, hoa nâu, hoa lam… đã chứng minh lịch sử lâu đời của làng gốm Bát Tràng. 

Phần 2. Gốm Bát Tràng thế kỷ 14, giới thiệu các dòng gốm và loại hình đặc trưng của giai đoạn này như bát, đĩa, âu gốm men trắng, men ngọc, men nâu; thạp, chậu, chân đèn gốm hoa nâu và bát, đĩa, lọ gốm "men tiền lam". 

Phần 3. Gốm Bát Tràng thế kỷ 15 - 18, giới thiệu một số hiện vật gốm tiêu biểu như: gốm hoa lam trang trí với lối vẽ phóng bút, màu men có sắc xanh đen; men lam thường được dùng để vẽ hoạ tiết mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để mộc, vẽ cánh sen, hoa dây...

Phần 4. Gốm Bát Tràng thế kỷ 19 - 20. Bên cạnh các đề tài truyền thống, giai đoạn này còn xuất hiện các đề tài du nhập từ bên ngoài theo các điển tích Trung Hoa như “Ngư ông đắc lợi”, “Tô Vũ chăn dê”, “Tam quốc chí”, “Bát tiên quá hải”… Tuy nhiên, bằng sự sáng tạo của mình, những người thợ gốm Bát Tràng đã đạt được hiệu quả riêng biệt. 

12.jpg
Đỉnh men rạn trang trí hình rồng, nghê. Chất liệu Gốm. Niên đại thế kỷ 18 hiện được lưu giữ tại Bảo tàng. Ảnh chụp lại

Phát biểu tại lễ khai mạc, TS. Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: Thông qua trưng bày chuyên đề "Gốm cổ Bát Tràng", Bảo tàng mong muốn giới thiệu với công chúng trong và ngoài nước một bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao, từ đó giúp công chúng hiểu sâu sắc, trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. 

Trưng bày diễn ra đến tháng 9/2023. 

Cùng chuyên mục
  • Triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý”
    một năm trước Xã hội
    Nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và 2 năm thực hiện Kết luận số 01- KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, ngày 17/5, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm thứ 11.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng
    một năm trước Xã hội
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, nhiều bảo tàng tổ chức các hoạt động đa dạng dành cho công chúng, để tìm hiểu, tôn vinh và phát huy giá trị của những di sản được lưu giữ tại bảo tàng; đồng thời qua đó để tăng thêm sự hiểu biết của công chúng về những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.
  • Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 (Chương trình).
  • “Giọt hồng sẻ chia” của sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
    một năm trước Xã hội
    Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện được truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Tiếp nối truyền thống đáng tự hào này, hàng năm Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên cùng các đơn vị của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội kết hợp cùng với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo “Giọt hồng sẻ chia”.
  • Chật vật mưu sinh, công nhân khó tiếp cận được nhà ở
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhu cầu nhà ở cho công nhân dù rất cấp thiết, song thực tế, giải quyết vấn đề này còn rất nan giải. Nhiều công nhân không dám mơ đến mua nhà…
Trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”