(BKTO) - Vừa qua, Báo Kiểm toán đã đăng tải bài viết “Méo mó” trong triển khai chủ trương xã hội hóa đào tạo nghề”, trong đó đề cập đến những bất cập trong thực hiện xã hội hóa (XHH) đào tạo nghề được phát hiện qua công tác kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN).
Những phát hiện qua kiểm toán thực hiện XHH đào tạo nghề đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận xã hội. Ảnh: N.Lộc
Với quan điểm việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán giúp chấn chỉnh những bất cập, hoàn thiện chính sách, từ đó nâng cao hiệu quả trong thực hiện XHH, dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN), ông Nguyễn Hoàng Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục GDNN đã trao đổi thông tin với Báo Kiểm toán về vấn đề này.
Thưa ông, ông có nhận định, đánh giá ra sao về một số kết quả được KTNN đưa ra qua kiểm toán chuyên đề “Việc thực hiện chính sách XHH theo Nghị định số 59/2014/NĐ-CP, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề giai đoạn 2015-2021 tại một số địa phương”?
Chúng tôi xin ghi nhận và đánh giá cao những nhận định và đánh giá mà KTNN đã đưa ra qua cuộc kiểm toán chuyên đề và đây là lần đầu tiên chúng tôi được tiếp cận thông tin này.
Những nhận định và đánh giá mà KTNN đưa ra phản ánh thực tế trong việc triển khai thực hiện chính sách XHH trong lĩnh vực GDNN nói riêng và giáo dục nói chung. Hiện nay, cả nước có 36,2% số cơ sở GDNN XHH và mục tiêu đến năm 2030, lĩnh vực GDNN sẽ có khoảng 50% cơ sở GDNN XHH.
Để đạt được mục tiêu này, ngành GDNN đã xây dựng nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, từ nhận định, đánh giá kiểm toán, chúng tôi sẽ nghiên cứu, rà soát và có bước đi phù hợp nhằm hạn chế, tiến tới khắc phục những vấn đề mà KTNN đã đưa ra, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chính.
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về XHH nhằm nâng cao nhận thức của xã hội; áp dụng các biện pháp quản trị, quản lý tiên tiến của các thành phần kinh tế đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công (DVSNC), đáp ứng nhu cầu của xã hội về số lượng và chất lượng dưới sự quản lý của Nhà nước.
Thứ hai, nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định về XHH trong lĩnh vực GDNN trình cấp có thẩm quyền ban hành, trong đó ưu tiên xử lý những vấn đề mà KTNN đã đưa ra.
Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập quy định: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng DVSNC theo cơ chế thị trường và thúc đẩy XHH trong việc cung cấp các DVSNC...; Có chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai, thuế, phí, tín dụng... tạo điều kiện hỗ trợ cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư, nâng cao chất lượng DVSNC.
Để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, thời gian tới, cần thiết ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề..., nhằm khắc phục những tồn tại hiện nay.
Theo ông, để đưa chính sách vào cuộc sống và từ đó tạo ra đột phá trong việc thu hút, phát triển XHH dạy nghề, các cơ quan chức năng, địa phương cần phải thực hiện ngay những nhiệm vụ gì?
Để chính sách XHH đi vào cuộc sống, cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ từ Trung ương tới địa phương và cơ sở. Trong đó, cần kịp thời xử lý những khó khăn, tồn tại trong thực hiện chính sách XHH GDNN mà KTNN đã chỉ ra.
Đối với cơ quan Trung ương, trước tiên cầnhoàn thiện hệ thống thể chế quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà nước trong quá trình XHH GDNN; rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách (ưu đãi về thuế, quỹ tín dụng ưu đãi đầu tư…); xử lý triệt để những khó khăn, tồn tại, bất cập trong thực hiện chính sách XHH GDNN nói riêng và XHH giáo dục nói chung.
Thứ hai, trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý về ban hành chính sách, môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực cho tiến trình XHH GDNN.
Thứ ba,mở rộng hợp tác quốc tế và kêu gọi nguồn lực đầu tư cho GDNN, đồng thời, giám sát, quản lý chặt chẽ nguồn lực để bảo đảm đầu tư có hiệu quả, đúng mục đích cho phát triển GDNN.
Thứ tư, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò của GDNN, với sự tham gia tích cực, có hiệu quả của các cấp, ngành, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người dân trong xây dựng và phát triển GDNN.
Ông Nguyễn Hoàng Hiếu
Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã góp phần quan trọng giúp ngành GDNN, các địa phương nhìn nhận rõ hơn những bất cập, tồn tại trong công tác XHH GDNN, từ đó có giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Hoàng Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục GDNN
Đối với các địa phương, thứ nhất, cần tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục; ưu tiên lồng ghép các vấn đề XHH, phát triển các cơ sở GDNN ngoài công lập trong các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp điều kiện, mức độ phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, có phương án, giải pháp và lộ trình cụ thể về khuyến khích XHH trong lĩnh vực GDNN, trong đó bố trí quỹ đất được giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư, chú trọng đẩy mạnh hợp tác công - tư trong việc đầu tư phát triển các cơ sở GDNN.
Thứ ba, chỉ đạo các cơ sở GDNN đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc đào tạo, bố trí việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp, đào tạo theo hình thức đặt hàng.
Thứ tư, rà soát, sắp xếp cơ sở GDNN thuộc phạm vi quản lý theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, tiếp tục đẩy mạnh XHH, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở GDNN.
Qua thực tiễn giám sát, đặc biệt là qua kiểm toán đã giúp kịp thời phát hiện tồn tại, bất cập trong công tác XHH. Vậy, công tác này được ngành GDNN đặt ra ra sao để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách XHH, thưa ông?
Để đảm bảo thực hiện XHH GDNN có hiệu quả, một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với cả cơ quan Trung ương và các địa phương là tăng cường kiểm tra, giám sát việc trong quá trình thực hiện.
Đây chính là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu, hiện đang được Tổng cục GDNN đề ra. Theo đó, yêu cầu chung được xác định là phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực GDNN, đảm bảo chất lượng hoạt động dịch vụ sự nghiệp; kịp thời xử lý các vướng mắc và bổ sung các chính sách, chế độ cho phù hợp với thực tiễn.
Trong đó, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các cơ quan, đoàn thể trong công tác XHH GDNN.
Đối với cơ quan Trung ương, cần tích cực đôn đốc, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát công tác sử dụng và quản lý các nguồn lực xã hội hóa, việc thực hiện chính sách XHH GDNN của các địa phương.
Đối với các địa phương, cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở XHH trong lĩnh vực GDNN trên địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng các điều kiện đảm bảo về quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở XHH, các yêu cầu về công khai tài chính và cam kết chất lượng đầu ra…
Ngoài ra, tập trung kiểm tra, giám sát và đôn đốc các chủ đầu tư tiếp tục thực hiện dự án hoặc dừng các dự án XHH quá thời gian thực hiện.
Đặc biệt, cần chú trọng phát huy tối đa vai trò của các cơ quan thanh tra, KTNN để góp phần nâng cao hiệu quả XHH GDNN.
(BKTO) - Bảo vệ môi trường (BVMT) đã trở thành vấn đề cấp bách trên quy mô toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Qua quá trình kiểm toán, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã chỉ ra, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chất thải tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần tập trung tháo gỡ.
(BKTO) - Ý thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhiều Bộ, ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán và các cơ quan quản lý đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc đôn đốc và triển khai thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN); thông qua đó để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của từng cơ quan, địa phương.
(BKTO) - Từ thực tiễn kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khu vực IV đã chỉ rõ nhiều sai phạm trong miễn, giảm, hoàn thuế tại cơ quan thuế, đưa ra kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý thu thuế trên địa bàn và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về thuế.
(BKTO) - Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2024 phải bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành, trong đó chú trọng các kiến thức về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước, quy trình và chuẩn mực kiểm toán, kỹ năng mềm cho đội ngũ công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước (KTNN)...
(BKTO) - Ban Chỉ đạo kỷ niệm 30 năm thành lập Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã phát động cuộc thi sáng tác, viết bài ca ngợi về Đảng, về KTNN. Cuộc thi là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập KTNN (11/7/1994-11/7/2024).