Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn bắt buộc thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Đó là một trong những nội dung nổi bật của Dự thảo phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) công bố và đang lấy ý kiến góp ý rộng rãi.

du-thao-thi-tot-nghiep.jpg
Bộ GDĐT đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Ảnh minh họa

Theo Dự thảo, từ năm 2025, nội dung thi tốt nghiệp THPT nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT.

Đặc biệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức thi theo môn, trong đó các môn bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử (đối với giáo dục phổ thông); Ngữ văn, Toán, Lịch sử (với giáo dục thường xuyên) và các môn lựa chọn ở bậc THPT (gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Theo đó, thí sinh học chương trình THPT thi 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn trong số 4 môn đã chọn học. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên dự thi 3 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn trong số 4 môn đã chọn học.

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Về phương thức tổ chức thi và lộ trình thực hiện, dự kiến trong giai đoạn 2025-2030, Bộ GDĐT giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Giai đoạn sau 2030, phấn đấu đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính, sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Bộ GDĐT quy định thời gian tổ chức thi phù hợp với kế hoạch năm học. Bộ chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi, xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi, quy định lịch thi chung, thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp.

Các địa phương chỉ đạo, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp, kiểm tra giám sát công tác tổ chức thi và xét tốt nghiệp.

Bộ GDĐT cũng cho biết, để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngân hàng câu hỏi thi cho tất cả các môn phải được làm mới hoàn toàn theo định hướng đánh giá năng lực. Bộ GDĐT cần chuẩn bị ngân hàng câu hỏi thi rất lớn cho 17 môn, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học; trong đó có 3 môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ và Tin học lần đầu tiên được xây dựng ngân hàng câu hỏi thi./.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá đúng kết quả học tập, rèn luyện theo mục tiêu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông, công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Cùng chuyên mục
  • Hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có Công văn số 1663/BTNMT-TTTT gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam về việc tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023.
  • Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau 3 ngày diễn ra trong không khí tưng bừng với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, Hội Báo toàn quốc 2023 do Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương (T.Ư), Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã bế mạc chiều 19/3.
  • Mỗi cơ quan báo chí, mỗi người làm báo cần lan tỏa những giá trị nhân văn
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Tọa đàm "Văn hóa báo chí" do Liên chi hội nhà báo Báo Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức chiều 18/3 (sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023), các diễn giả đã phân tích, làm rõ giá trị cốt lõi trong văn hóa báo chí và vì sao cần phải đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí.
  • Trí tuệ nhân tạo: Cơ hội và thách thức cho báo chí
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ hỗ trợ các tòa soạn phân tích dữ liệu độc giả, sáng tạo nội dung, giảm bớt những công việc lặp lại, tốn công sức. Tuy nhiên, việc sử dụng AI cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức đối với nhà báo và cơ quan báo chí.
  • Làm báo trong kỷ nguyên số: Cần song hành giữa nội dung và công nghệ
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã mang lại nhiều thuận lợi song cũng đặt ra không ít thách thức, áp lực đối với người làm báo. Người làm báo trong kỷ nguyên số cần hội tụ nhiều kỹ năng, đặc biệt là phải biết kết hợp giữa nội dung và công nghệ.
Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn bắt buộc thi tốt nghiệp trung học phổ thông