Tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025

(BKTO) - Tối 06/4, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025. tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (thành phố Hoa Lư). Dự khai mạc Lễ hội có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều đại biểu từ trung ương và các tỉnh thành khác.

le_hoi_hoa_lu_2025_anh1.jpg
Chương trình nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025

Về phía tỉnh Ninh Bình có đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, các lãnh đạo địa phương cùng đông đảo Nhân dân và du khách.

Lễ hội Hoa Lư đã được duy trì qua nhiều năm, giúp khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào và tinh thần đại đoàn kết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như hội nhập quốc tế, đồng thời góp phần sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Ninh Bình trở thành một Đô thị di sản thiên niên kỷ.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, tâm huyết của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân tỉnh Ninh Bình và thành phố Hoa Lư cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được trong việc bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên vùng đất Cố đô, nhất là gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của Lễ hội Hoa Lư, góp phần quan trọng vào việc quảng bá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những nét văn hóa đặc sắc của đất nước và con người Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Trong giai đoạn phát triển mới, nhằm tiếp tục phát huy những giá trị di sản, trong đó có Lễ hội Hoa Lư, đề nghị tỉnh Ninh Bình tập trung thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược đã đề ra, trong đó lấy du lịch, công nghiệp văn hoá làm cụm ngành mũi nhọn, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đột phá; phát huy mạnh mẽ hơn nữa giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; phát triển xứng tầm với truyền thống lịch sử, giá trị đặc biệt của Cố đô Hoa Lư Ninh Bình; tiếp tục phát huy các tiềm năng, thế mạnh, giá trị độc đáo riêng có của tỉnh Ninh Bình.

Sau bài phát biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã khởi trống, chính thức khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025.

ptt-long-dt_1743954928440.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long khởi trống, chính thức khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025

Lễ hội Hoa Lư xưa được các vương triều phong kiến tổ chức như Lễ trọng, có tầm ảnh hưởng rất lớn, bảo lưu được những yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc. Trải qua thời gian, Lễ hội đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Cố đô và lan tỏa tới Nhân dân cả nước nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp, thể hiện lòng thành kính, tri ân sâu sắc với các bậc tiên đế, tiền nhân đã có công khai thiên lập quốc, thể hiện tính nhân văn trong cội nguồn văn hóa Việt Nam và làm cho giá trị của Nhà nước Đại Cồ Việt luôn trường tồn với thời gian và lịch sử.

Là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, Lễ hội Hoa Lư luôn được tổ chức trang trọng, mang đậm bản sắc vùng đất và con người Cố đô. Việc tổ chức Lễ hội Hoa Lư hàng năm một cách quy mô, bài bản, xứng tầm thể hiện sự tiếp nối, kế thừa và phát huy mạnh mẽ giá trị di sản văn hóa Hoa Lư trong đời sống đương đại hiện nay. Khẳng định Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Hoa Lư đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa và kết nối mạnh mẽ trong đời sống của các tầng lớp nhân dân Ninh Bình, Nhân dân cả nước và du khách quốc tế./.

Lễ hội Hoa Lư năm 2025 được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, với vị thế là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 6-8/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, các bậc tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đồng thời, gìn giữ, lưu truyền nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo của Lễ hội Hoa Lư - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thông qua các hoạt động của lễ hội góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc; quảng bá tiềm năng, thế mạnh về kinh tế - xã hội, những nét văn hóa đặc sắc, danh lam thắng cảnh nổi tiếng về đất và người Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình.

Cùng chuyên mục
  • Bình Dương hoàn thành mục tiêu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới
    21 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Tỉnh Bình Dương đã hoàn thành 100% mục tiêu xây dựng nông thôn mới với tất cả 41 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới; đặc biệt có 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Các xã còn lại đang tiếp tục đầu tư nâng cao theo tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
  • Thoát nghèo nhờ cây trồng chủ lực
    21 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) đã tập trung thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Qua đó, từng bước giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.
  • Nam Định dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Hồng về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I/2025
    22 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, trong quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 11,86%. Đây là mức tăng trưởng quý I cao nhất từ trước đến nay; đứng thứ 3 cả nước và dẫn dầu vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • Quảng Ninh: Nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng 14%
    22 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Bằng nhiều giải pháp quyết liệt trong triển khai nhiệm vụ, kết thúc Quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt 10,91%, đứng thứ 7 cả nước (sau Bắc Giang, Hoà Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Lai Châu và Hải Phòng). Đây là tiền đề thuận lợi để Quảng Ninh tạo đà tăng tốc, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 14% trong năm 2025.
  • Dấu ấn Thành Nam
    22 ngày trước Địa phương
    (BKTO) - Thành Nam - tên gọi xưa của TP. Nam Định - không chỉ là vùng đất gắn liền với những trang sử hào hùng, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc. Trải qua bao thăng trầm, truyền thống hào hùng ấy chính là nguồn động lực để TP. Nam Định phát triển kinh tế - xã hội, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh của dân tộc.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025