Tương lai của ngành ngân hàng xoay quanh việc số hóa

(BKTO) - Ngày 6/3, tại Hà Nội, Công ty Tư vấn PwC Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Ngân hàng của Tương lai” với sự tham gia của các chuyên gia PwC đang hoạt động tại Mỹ, Canada, Đông Nam Á, Hồng Kông, Nhật Bản cùng lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam.



Theo PwC, trở thành ngân hàng số đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng toàn cầu. Để thành công, các ngân hàng cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong áp dụng các công nghệ số và phân tích dữ liệu để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tự động hóa quy trình kinh doanh và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý.
                
   

Ông John Garvey trình bầy về Triển vọng ngành Tài chính Ngân hàng

   
Chia sẻ tại sự kiện, ông John Garvey - Lãnh đạo toàn cầu về Tư vấn Dịch vụ Tài chính của PwC cho rằng, tương lai của ngành ngân hàng xoay quanh việc số hóa mạnh mẽ trải nghiệm khách hàng và mở rộng từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống sang các dịch vụ “phong cách sống”, nhằm phục vụ các nhu cầu của khách hàng. “Các ngân hàng sẽ cần dẫn đầu về công nghệ và đảm bảo rằng nhu cầu của khách hàng là nền tảng cốt lõi của mọi dịch vụ cung cấp”, ông John Garvey đưa ra lời khuyên.

Đồng quan điểm trên, ông Grant Dennis - Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho rằng, các ngân hàng cần tìm hiểu phong cách sống của từng khách hàng và nắm bắt được các nhu cầu của họ. Cụ thể như: khi khách hàng có thể có nhu cầu mua xe hơi, mua căn hộ hay lập gia đình… ngân hàng phải là bên hỗ trợ khách hàng đạt được các mục tiêu cá nhân đó thông qua các dịch vụ như tiết kiệm, cho vay, bảo hiểm nhân thọ hay các sản phẩm của bên thứ ba. Hơn nữa, các ngân hàng cần hiểu được nhu cầu của khách hàng và đưa ra các dịch vụ tương ứng ngay cả trước khi khách hàng nhận thức được mình muốn gì hay thể hiện mong muốn đó.

Các chuyên gia của PwC đều đồng ý rằng, ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng có thể thu thập được các thông tin quan trọng về khách hàng thông qua việc phân tích dữ liệu một cách chủ động. Họ có thể tự ứng dụng các công nghệ phân tích dữ liệu thông minh hoặc hợp tác với các công ty fintech hay các nhà cung cấp giải pháp khác để thực hiện điều này. Theo đó, cách kết hợp và phân tích dữ liệu từ các bộ phận khác nhau trong ngân hàng và từ các nguồn bên ngoài có thể phân tích các vấn đề như: những khách hàng nào có khả năng mang lại giá trị lớn nhất trong tương lai; những kênh nào cung cấp các cơ hội tăng trưởng lớn nhất; các ngân hàng có thể tăng giá trị khách hàng thông qua những cách thức nào; mức phí nào là phù hợp nhất để khách hàng sẵn sàng trả cho một sản phẩm ...

Theo bà Đinh Hồng Hạnh - Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam, ngành ngân hàng Việt Nam đang trải qua các bước chuyển đổi lớn từ việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quản trị rủi ro nâng cao. Các ngân hàng có sự chuẩn bị tốt và có một chiến lược triển khai rõ ràng sẽ có nhiều cơ hội thành công và thu lợi ích từ việc chuyển đổi này. Hơn nữa, mặc dù các công nghệ hiện có trên thị trường cho phép các ngân hàng đổi mới mạnh mẽ, nhưng không phải tất cả các công nghệ đều được các cơ quan quản lý cho phép. Do đó, các ngân hàng nên chủ động hợp tác với các cơ quan quản lý để xây dựng một hành lang pháp lý có khả năng thúc đẩy sự đổi mới và niềm tin của người tiêu dùng.

THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Kết quả thực hiện nhiệm vụ NSNN 2 tháng đầu năm
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bộ Tài chính vừa thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ NSNN trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019.
  • ADB và WB đẩy mạnh áp dụng đấu thầu qua mạng tại Việt Nam
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngày 6/3, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, nhằm tăng cường cạnh tranh, hiệu quả và minh bạch trong công tác đấu thầu, ADB và Ngân hàng Thế giới (WB) quyết định sử dụng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (VNEPS), để triển khai đấu thầu qua mạng cho các gói thầu đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước trong lĩnh vực xây lắp và hàng hóa thuộc các dự án do hai tổ chức quốc tế này tài trợ tại Việt Nam.
  • Tiếp tục đẩy mạnh cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Sau khi có văn bản chỉ đạo các ngân hàng về việc cho vay thu mua thóc gạo vụ Đông- Xuân 2019, ngày 4/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) lại ban hành văn bản số 1289/NHNN-TD về việc tiếp tục đẩy mạnh cho vay thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, DN phục vụ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, góp phần ổn định giá lúa gạo.
  • Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Năm 2018, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ bối cảnh chung của thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu, nhưng TTCK Việt Nam vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, góp phần tích cực vào quá trình tái cơ cấu và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, để có thể nâng hạng TTCK Việt Nam từ “thị trường cận biên” lên thành “thị trường mới nổi”, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ còn rất nhiều việc quan trọng phải hoàn thành, đặc biệt là việc tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • Đầu tư từ ngân sách Nhà nước giảm 3,6% so với 2 tháng đầu năm 2018
    5 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 02/2019 ước tính đạt 13.079 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2018. Hoạt động đầu tư trong tháng 02/2019 tập trung chủ yếu vào thực hiện các dự án, công trình chuyển tiếp từ năm trước và triển khai kế hoạch đầu tư năm 2019.
Tương lai của ngành ngân hàng xoay quanh việc số hóa