Ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine

(BKTO) - Tinh thần nhân đạo, trách nhiệm là việc rất cấp thiết hiện nay. Do đó, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine, nhất là trong lúc chiến sự đang diễn ra.



Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine vào chiều 06/03.
                
   

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.Ảnh: VPCTN

   

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp nghe Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch báo cáo về tình hình bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine qua hình thức trực tuyến.

Theo Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch, đến nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, di chuyển hết bà con kiều bào có nguyện vọng được sơ tán ra khỏi vùng chiến sự. Hiện vẫn còn một số kiều bào muốn ở lại để trông coi tài sản như tại Kharkov, Odessa - là những nơi tập trung đông bà con người Việt Nam sinh sống; một số kiều bào khác ở rải rác tại nhiều nơi trong các thành phố tại Ukraine đi sơ tán đến các vùng nông thôn…

Sau khi nghe báo cáo, Chủ tịch nước đánh giá cao Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việcnắm bắt tình hình và chủ động chuẩn bị các phương án, tổ chức thực hiện bảo hộ công dân, hỗ trợ kiều bào Việt Nam tại Ukraine về nước nếu có nguyện vọng. Chủ tịch nước nhấn mạnh Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine.

Chủ tịch nước nêu rõ, tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư là không được để người dân Việt Nam ở trong vùng chiến sự bị thiệt mạng, bị thương. Chính vì vậy, công tác bảo hộ công dân cần được đặc biệt quan tâm, cùng với đó là không được để người dân trong quá trình di tản bị đói, lạnh.

Chủ tịch nước đề nghị Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, có phương án triển khai cụ thể, quan trọng nhất là đưa kiều bào ra khỏi vùng chiến sự an toàn.

“Tinh thần nhân đạo, trách nhiệm là việc rất cấp thiết hiện nay, máu chảy ruột mềm” - Chủ tịch nước nói và yêu cầu Bộ Ngoại giao cùng các Bộ, ngành dành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân, nhất là trong lúc chiến sự đang diễn ra.

Chủ tịch nước hoan nghênh Chính phủ có kế hoạch tổ chức các chuyến bay miễn phí đưa những trường hợp kiều bàokhó khăn và có nguyện vọng về nước; đồng thời yêu cầu trong quá trình đó, các cơ quan chức năng cần thực hiện đúng quy trình, ưu tiên phụ nữ, trẻ em, người già.Cùng với đó, các Bộ, ngành liên quan sẵn sàng bố trí nhân lực để đón công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước, đảm bảo các điều kiện cần thiết về phòng, chống dịch Covid-19 và hậu cần.

Đối với những kiều bào ở lại thì phải được Đại sứ quán và các cơ quan chức năng đưa ra khỏi vùng chiến sự đến nơi an toàn. Chủ tịch nước chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine chủ động phương án, đảm bảo cao nhất tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam tại Ukraine.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, hiện nay, tại Ukraine có 7.000 người Việt Nam. Nhiều bà con kiều bào cũng đã tự di rời khỏi vùng chiến sự đến nơi an toàn như sang các nước lân cận: Ba Lan, Hungary, Bulgaria.

Bộ Ngoại giao đã làm việc với các cơ quan chức năng của cả Nga và Ukraine, Liên Hợp Quốc và các nước mà công dân Việt Nam sơ tán đến để đảm bảo hành lang di chuyển an toàn cũng như khi đến nơi sơ tán được hỗ trợ kịp thời về điều kiện ăn, ở.

Bộ Ngoại giao cũng cho biết, đến ngày 06/03, có khoảng hơn 400 người Việt Nam từ Ukraine sơ tán qua Romania có nguyện vọng được trở về Việt Nam. Ngoài ra có khoảng hơn 1.000 người Việt Nam từ Ukraine sơ tán sang Ba Lan muốn về nước. Dự kiến trong các ngày 08-09/3, các cơ quan liên quan của Việt Nam sẽ tổ chức những chuyến bay đưa nhóm kiều bào tại 2 khu vực này về nước./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Thực thi hiệu quả các chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hành trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam sẽ luôn phải đối mặt với không ít thách thức, trắc trở khó lường. Vì vậy, Việt Nam cần nỗ lực không ngừng, hành động tốc độ, đột phá, sáng tạo, quyết liệt và khéo léo xử lý tình thế khó khăn, quản trị tốt các loại hình rủi ro khác nhau. Khi đó, nền kinh tế sẽ được "đền đáp" bằng những thành quả phát triển xứng đáng.
  • Nỗ lực thực hiệp Hiệp định RCEP một cách toàn diện và hiệu quả
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định số 197/QĐ-BCT ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giai đoạn 2022-2026.
  • Giảm thiểu tác động bằng những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong tình hình mới
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong bối cảnh thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và Ukraine, nguy cơ lạm phát cao, khan hiếm vật tư nguyên liệu, cần thiết phải đánh giá đúng tình hình để có giải pháp ứng phó phù hợp. Điều này được các chuyên gia, nhà quản lý nhấn mạnh tại cuộc họp bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong tình hình mới vừa diễn ra tại Hà Nội, do Bộ Công Thương chủ trì.
  • Củng cố vững chắc đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Với tinh thần hợp tác, trách nhiệm và quyết tâm cao của hai nước Việt Nam và Campuchia, công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia sẽ sớm hoàn thành, đường biên giới đất liền giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố vững chắc.
  • Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2022
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Xác định việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong năm 2022 và các năm tiếp theo, Bộ Công an - đơn vị thường trực xây dựng Đề án đang phối hợp cùng các Bộ, ngành đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, trong năm 2022, nhiều mục tiêu đặt ra theo Đề án dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác, như: Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia về dân cư với dữ liệu thuế; thay thế giao dịch bằng giấy tờ trong một số lĩnh vực thiết yếu...
Ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine