uy quyen

Quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế phân cấp, ủy quyền
(BKTO) - Thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần xác định rõ, quy định cụ thể về cơ chế phân cấp, phân quyền với mục tiêu là tăng cường tính tự chủ, chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.
  • (BKTO) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã thể chế hoá quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của Hiến pháp về đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương theo nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, qua đó nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp.
  • (BKTO) - Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được xây dựng trên tinh thần thực hiện phân quyền, phân cấp mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ với chính quyền địa phương. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, cần minh bạch, công khai trong phân cấp, ủy quyền, làm rõ điều kiện, khả năng đáp ứng của các cơ quan, tổ chức, người được phân cấp, bảo đảm tính khả thi, tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm.
  • (BKT) - Hiện nay, tại Cà Mau, số lượng tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân UBND tỉnh/Chủ tịch UBND tỉnh và các sở, ban, ngành chiếm gần 61% tổng số TTHC của toàn tỉnh. Trong khi đó, số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại UBND cấp huyện và UBND cấp xã chiếm số lượng rất ít, trong khi đó, đây lại là những cấp gần dân nhất.