Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Biểu tượng của giáo dục Nho học Việt Nam

(BKTO) - Hơn 700 năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám tồn tại song hành, gắn bó chặt chẽ với nhau, là đỉnh cao và trở thành biểu tượng của nền giáo dục khoa cử Việt Nam. Nơi đây đã chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt.



                
   

Các đại biểu tham dự hội thảo- Ảnh: HL

   

Kỷ niệm 100 năm diễn ra khoa thi Hội, thi Đình cuối cùng của chế độ khoa cử Nho học (1919-2019), sáng 26/11, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Giáo dục Nho học Việt Nam.

Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc, giáo dục luôn là một trong những lĩnh vực được Nhà nước, nhân dân ta quan tâm và chú trọng. Vì thế, ngay từ buổi đầu bình định giang sơn, dựng xây đất nước, các triều đại nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê khuyến khích việc học tập trong nhân dân nhưng vì nhiều lý do mà chưa có điều kiện chăm lo phát triển một nền giáo dục quốc gia. Đến thời Lý, đặc biệt từ vua Lý Nhân Tông trở đi, nhận thức rõ giáo dục là công việc hệ trọng của quốc gia, triều đình đã cho dựng Quốc Tử Giám, mở khoa thi kén chọn nhân tài. Những sự kiện này đã mở ra dấu mốc chính thức cho nền giáo dục khoa cử Nho học ở nước ta.

Tháng 2 năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075) dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi Nho giáo tam trường để kén chọn Minh kinh bác học nhằm tuyển chọn người học rộng, tinh thông sách vở bổ dụng làm quan trong triều đình. Kể từ khoa thi đầu tiên vào năm 1075 ở Thăng Long đến kỳ thi Hội cuối cùng ở Trung Kỳ năm 1919, các triều đại quân chủ đã tổ chức được 183 khoa thi đại khoa, lấy đỗ 2898 vị Tiến sĩ, Phó bảng.

Trải qua quá trình phát triển, nền giáo dục khoa cử tuy thịnh suy tùy thời nhưng đã gánh vác được sứ mệnh bồi thực nguyên khí, cử hiền nhiệm năng mà lịch sử đã giao phó. Hơn thế nữa, giáo dục Nho học đã từng bước tạo ra một tầng lớp sĩ phu có khí tiết, đức độ, rất có uy tín trong nhân dân. Đây là những người con ưu tú, những danh nhân văn hóa gắn bó với vận mệnh đất nước bằng những cống hiến bền bỉ với tài năng và nhân cách của mình.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Mùi - Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thông qua những khoa thi chủ lực, các triều đình đã tuyển chọn được nhiều nhân tài để bổ sung vào bộ máy nhà nước. Tên của họ, ngoài được ghi trong các sách Đăng khoa lục, còn được khắc vào bia Tiến sĩ dựng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long và Văn Miếu Huế.

Tại Hội thảo, TS Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định: “Gắn liền giáo dục khoa cử Nho học Việt Nam, không thể không nhắc tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tháng Tám năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070), Văn Miếu được xây dựng tại kinh thành Thăng Long để thờ Khổng Tử và nơi Hoàng Thái tử đến học. Đến năm Bính Thìn niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng (1076) lập Quốc Tử Giám sát gần Văn Miếu để làm nhà học, đồng thời “tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó”.
                
   

TS Lê Xuân Kiêu phát biểu tại hội thảo- Ảnh: HL

   

Hơn 700 năm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám tồn tại song hành, gắn bó chặt chẽ với nhau, là đỉnh cao và trở thành biểu tượng của nền giáo dục khoa cử Việt Nam. Nơi đây đã chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt. Từ giai đoạn đỉnh cao khi Nho học ở thời kỳ phát triển rực rỡ cho đến những ngày tường in dấu rêu phong, sân thưa vắng bóng người trong thời suy vi của chế độ quân chủ. Từ khi là Văn Miếu, Quốc Tử Giám của chốn kinh đô – trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của Nhà nước đến khi chỉ là Văn Miếu Bắc thành, trường học của một Phủ Hoài Đức. Và ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử văn hóa, nơi quảng bá những giá trị văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế và là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, các học sinh sinh viên về tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu nghĩa của cha ông ta. Cho dù trải qua những thăng trầm của lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn luôn lưu giữ trong mình tinh thần nhân văn, tinh thần học thuật, truyền thống hiếu học và niềm tự hào về một biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt Nam”.

Với 23 tham luận của các nhà khoa học, đại biểu đến từ nhiều trung tâm nghiên cứu, Hội thảo đã tập trung vào chủ đề: Lịch sử giáo dục khoa cử Nho học Việt Nam; Văn Miếu – Quốc Tử Giám với vai trò và vị thế của trường Quốc học và Truyền thống giáo dục khoa cử của các vùng văn hóa. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã làm rõ hơn những giá trị văn hóa của giáo dục Nho học trong lịch sử Việt Nam cũng như dấu ấn còn lưu lại trong đời sống hôm nay. Đồng thời, từ những bài học kinh nghiệm của lịch sử, từ kết quả của một nền giáo dục hướng cho con người tới “Thành đức”, “Đạt tài” và tinh thần phụng sự cho Tổ quốc, quán chiếu vào nền giáo dục thực tại, tìm ra những phương thức cho giáo dục, một nền giáo dục của dân tộc, nhân văn, hiện đại, sáng tạo, làm nền tảng, nuôi dưỡng tinh thần dấn thân, phụng sự để xây dựng đất nước phát triển bền vững.

Theo dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
  • Bắc Kạn: Nhiều khó khăn trong phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm trên 80%, phát triển công nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là các DN có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, mùa vụ, sử dụng ít lao động… nên việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn, nhất là công tác thu, phát triển đối tượng tham gia và chi trả chế độ BHXH.
  • Thí điểm gói BHXH tự nguyện ngắn hạn và linh hoạt: Giúp người lao động đến gần hơn với chính sách an sinh
    4 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Trong bối cảnh phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đang gặp nhiều khó khăn do đối tượng tham gia là người lao động (NLĐ) khu vực phi chính thức có thu nhập không ổn định, chủ trương áp dụng gói BHXH tự nguyện ngắn hạn và linh hoạt mới, bên cạnh chế độ BHXH tự nguyện hiện hành sẽ giúp gia tăng cơ hội tham gia chính sách cho NLĐ.
  • Đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của trường nghề
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong bối cảnh các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đẩy mạnh tự chủ, hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính trong lĩnh vực này cần có sự đổi mới để đảm bảo tính chủ động, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các trường nghề cũng như chất lượng đào tạo nghề.
  • Chưa thể tăng vốn cho các ngân hàng bằng ngân sách nhà nước
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội đang diễn ra, một số đại biểu đề nghị bổ sung giải pháp tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn nhà nước vào Dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trình Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đây là vấn đề hệ trọng, đang được thẩm tra, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy trình.
  • Khẩn trương hoàn thiện và ứng dụng phần mềm chuyển phát hồ sơ bảo hiểm xã hội
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) qua dịch vụ bưu chính công ích, BHXH Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đang phối hợp xây dựng, hoàn thiện, đưa vào ứng dụng hệ thống phần mềm chuyển phát hồ sơ BHXH.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Biểu tượng của giáo dục Nho học Việt Nam