Về nơi diễn ra Đại hội II của Đảng

(BKTO) - Vào những ngày đất nước sắp bước sang một mùa xuân mới, ngược dòng sôngLô, chúng tôi tìm về xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang- nơi đã diễn ra Đại hội lần thứ II của Đảng. Đitrên đồi Nà Loáng, đắm hồn trong ngập tràn màu xanh của rừng cọ, cảm xúc thật bồihồi như được lật lại trang sử vẻ vang của dân tộc một thời. Trang sử ấy vẹnnguyên dấu ấn về Kim Bình - vùng đất hiểm trở từng là điểm tựa vững chắc chocách mạng Việt Nam.



Nơi hội tụ ý Đảng, lòng dân

Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi sau hành trình dài gần 300 cây số từ Hà Nội đến Kim Bình làKhu Di tích lịch sử nằm ở thôn Bó Củng. Đồi Nà Loáng nằm dưới chân núi Hùng hiện lên với bạt ngàn màu xanh của cọ. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, nơi đây là một vùng rừng núi hiểm trở nhưng rất thuận lợi cho việc liên lạc. Từ Kim Bình có thể cơ động đi Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, xuống Tuyên Quang về xuôi hoặc tắt qua đường rừng sang căn cứ địa Tân Trào. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo bí mật để Trung ương Đảng lựa chọn Kim Bình là nơi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ II.

Bác Hồ đọc Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần II. Ảnh: TL

Chúng tôi đi dưới những tán cọ xanh um, lần lượt đến thăm Bia tổng thể, Đài tưởng niệm các Anh hùng - liệt sĩ, lán làm việc của Bác Hồ, hội trường diễn ra Đại hội. Những di tích gợi cho lớp cháu con tưởng nhớ đến công lao của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Trên đồi cọ này, tại hội trường lợp lá, cách đây 65 năm, Đại hội lần thứ II của Đảng đã diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19/02/1951 với sự tham gia của 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, đại diện cho 766.349 đảng viên đến từ Việt Nam, Lào, Campuchia. Đại hội đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là đổi tên Đảng từ Đảng cộng sản Đông Dương thành Đảng Lao động Việt Nam và đưa ra hoạt động công khai. Cũng từ Đại hội ấy, nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến sứ mệnh của cách mạng cũng như vận mệnh của cả một dân tộc đã được quyết định. Sau Đại hội lần thứ II của Đảng, hội trường Nà Loáng còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện trọng đại như: Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt; Hội nghị Liên minh nhân dân ba nước Việt Nam - Lào – Campuchia; Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ I. Chính bởi ý nghĩa sâu sắc này mà cùng với nhiều di tích khác trên đồi Nà Loáng, hội trường lợp lá năm xưa đã được Nhà nước khôi phục, tôn tạo và hoàn thành vào năm 2009. Giữa hội trường hôm nay, dấu ấn về một kỳ Đại hội Đảng đầu tiên được tổ chức ở trong nước còn lưu lại trên những bức ảnh tư liệu. Lời Bác Hồ đọc Báo cáo chính trị trình Đại hội năm nào như vẫn vang vọng.

Thành công của Đại hội II năm ấy có sự góp sức không nhỏ của nhân dân các dân tộc Kim Bình. Ở vào tuổi gần 80 - cái tuổi “chiều tà, bóng xế” khiến ký ức về cuộc đời của ông Hoàng Văn Bảo (thôn Khuôn Nhự, xã Kim Bình) đôi lúc bị ngắt quãng. Thế nhưng, những ngày tháng mà gia đình ông và dân bản vượt mọi khó khăn, tích cực góp công, góp sức chuẩn bị cho Đại hội mãi là một dấu ấn in sâu trong tâm trí, theo ông đến suốt cuộc đời. Ngày ấy, để chuẩn bị cơ sở vật chất cho Đại hội, 300 cán bộ Trường Nguyễn Ái Quốc, bộ đội và nhân dân các dân tộc xã Kim Bình đã cùng chung sức khai thác tre, nứa, lá cọ để làm nhà ở, hội trường, hầm hào trú ẩn, vận chuyển lương thực. Chỉ trong vòng 4 tháng, cơ sở vật chất phục vụ Đại hội đã hoàn thành với gần 30 ngôi nhà và một hội trường lớn. Toàn bộ nhà cửa, hầm hào, đường đi lại đều được che khuất dưới tán cây rừng, đảm bảo bí mật, an toàn đúng như lời Bác Hồ căn dặn: "Trên trời nhìn xuống không thấy gì, dưới đất bốn mặt nhìn vào cũng không thấy gì". Nhờ vậy, 2 lần máy bay địch bay qua bầu trời Chiêm Hóa vẫn không phát hiện được dấu vết của khu vực diễn ra Đại hội.

Đến Kim Bình hôm nay càng thấm thía hơn bài học thành công của Đại hội II năm nào. Trên mảnh đất này năm xưa, ý Đảng, lòng dân đã hội tụ, kết tinh thành sức mạnh dân tộc để làm nên thành công của Đại hội và nhân thêm niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Khơi lên sức mạnh cội nguồn

Đã gần 65 năm Đại hội Đảng lần thứ II diễn ra trên quê hương cách mạng Kim Bình. Đại hội vào mùa xuân Tân Mão 1951 ấy là tiền đề cho các kỳ Đại hội tiếp theo của Đảng sau này. Không kể Đại hội thành lập Đảng (3/2/1930) tại Trung Quốc, tính từ Đại hội II đến nay, đã có 11 kỳ Đại hội của Đảng được tổ chức ở trong nước; gần nhất là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII diễn ra từ ngày 20/01 đến ngày 28/01/2016 tại Thủ đô Hà Nội với nhiệm vụ trọng tâm nhìn lại 30 năm đổi mới và quyết định phương hướng, mục tiêu nhiệm kỳ 2016-2020.

Trải qua bao kỳ Đại hội Đảng, sức mạnh của ý Đảng, lòng dân từ Đại hội II năm nào, giờ đây vẫn còn vẹn nguyên trên mảnh đất Kim Bình đang từng ngày “thay da, đổi thịt”. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, cội nguồn sức mạnh ấy đã được Đảng bộ và chính quyền nơi đây khơi dậy bằng những quyết sách táo bạo, hợp lòng dân.

Các cháu học sinh tiểu học của địa phương vừa được kết nạp Đội cùng các giáo viên phụ trách trước Lán Đại hội - nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Ảnh: TK

Chủ tịch UBND xã Kim Bình Đào Ngọc Vang kể lại: Những năm đầu xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ xã Kim Bình từng đứng trước sức ép nặng nề phải chỉ đạo chính quyền hoàn thành 19 chỉ tiêu. Trước tình hình đó, Đảng bộ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề; trong đó mạnh dạn đề xuất quy hoạch, chuyển đổi đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất) để trồng cây nông nghiệp, tập trung vào cây chuối và cây mía. Quyết định này từng vấp phải không ít ý kiến trái chiều từ các cơ quan liên quan để rồi đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã về tận Kim Bình yêu cầu xã phải có đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế của cây chuối, cây mía. Thế nhưng, Đảng bộ và chính quyền Kim Bình đã quả quyết bảo vệ quan điểm: Nếu không xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Kim Bình sẽ khó hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Điều đáng mừng là sau khi “vi hành” vào trong bản nắm bắt tình hình, lãnh đạo tỉnh đã quyết định cho Kim Bình triển khai đồng loạt trồng chuối và mía theo quy hoạch.

Quyết định quy hoạch, chuyển đổi cây trồng của Đảng bộ Kim Bình đã giúp cho diện tích mía và chuối tăng lên đáng kể. Đến nay, toàn xã có 500 ha chuối tây, 294 ha mía; cây mía mang lại cho người nông dân 60-70 triệu đồng/ha, còn cây chuối đem về từ 90-120 triệu đồng/ha. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người dân được cải thiện, từ 9,6 triệu đồng/người/năm (năm 2010) tăng lên 18 triệu đồng/người/năm (năm 2015). “Có thực mới vực được đạo”, thu nhập tăng là điều kiện để người dân Kim Bình ổn định cuộc sống và góp sức cùng với chính quyền hoàn thành 19/19 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới vào tháng 10/2015.

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã mang lại diện mạo mới trên quê hương cách mạng. Kim Bình hiện đã có phòng khám đa khoa của huyện, 13/13 thôn có nhà văn hóa và sân thể thao, các trường học đều được công nhận là trường chuẩn quốc gia… Đối với người dân Kim Bình, không gì vui hơn khi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ 17 nhiệm kỳ 2016-2020 xác định tiếp tục phát triển kinh tế trên cơ sở quản lý tốt vùng quy hoạch, sản xuất hàng hóa tập trung, trọng tâm là cây chuối và cây mía. Mai đây, mảnh đất Kim Bình sẽ nhân lên màu xanh của chuối và mía, một màu xanh hứa hẹn những vụ mùa bội thu. Từ câu chuyện quy hoạch, chuyển đổi đất trồng, Chủ tịch UBND xã Đào Ngọc Vang đã nhấn mạnh tới bài học sâu sắc trong xây dựng nông thôn mới, đó là: Phải xác định khâu đột phá về phát triển kinh tế, giúp người nông dân có thu nhập; từ đó họ mới có thể chung sức chung lòng cùng với chính quyền hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương.

Tạm biệt Kim Bình, tạm biệt một hành trình về nguồn để “ôn cố tri tân”, men theo đèo Nàng lịch sử năm nào trở lại Hà Nội, chúng tôi vẫn không thôi dõi nhìn một Kim Bình với bạt ngàn màu xanh của rừng cọ Nà Loáng, của những đồi chuối và mía. Trong ngập tràn sắc xanh ấy, lịch sử và hiện tại như giao hòa với nhau. Lịch sử là động lực tiếp thêm sức mạnh và niềm tin để người dân Kim Bình hôm nay viết tiếp câu chuyện về một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đang nỗ lực vươn lên đổi mới từng ngày.

NGỌC MAI- HOÀNG LONG
Cùng chuyên mục
  • Tết ấm tình quân dân nơi biên giới
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đón Tết xa gia đình, người thân;những cuộc tuần tra, truy bắt tội phạm được thực hiện giữa thời khắc giao thừa...Đó là những câu chuyện quen thuộc về ngườilính mang quân hàm xanh tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (huyện Mộc Châu, tỉnhSơn La) từ nhiều năm nay. Ở nơi biên cương, dẫu có đôi chút chạnh lòng trong dịpTết đến, Xuân về nhưng trong tâm tưởng của người lính vẫn luôn sắt son với niềmtin, lý tưởng để chắc tay súng canh giữ biên giới, vì sự bình yên của Tổ quốc,của nhân dân.
  • Câu đối Tết sẽ còn mãi với thời gian
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Không biết tự baogiờ, “câu đối đỏ” đã trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu trongngày Tết cổ truyền của người Việt: “Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh/ Thịtmỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Mỗi độ Tết đến Xuân về, người người lại háo hức tìmcho mình những câu đối hay nhất để treo ở nơi trang trọng trong nhà. Đó là mộtthú chơi tao nhã, một mỹ tục trong ngày Tết Nguyên đán đã và đang được các thếhệ người Việt Nam gìn giữ, truyền lại qua các thế hệ .
  • Phố ông đồ ở TP. Hồ Chí Minh
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ai có dịp đến TP. Hồ Chí Minh những ngày cậnTết sẽ thấy ở thành phố này có hai phố ông đồ. Một ở Nhà Văn hóa Thanh Niên,một ở Nhà Văn hóa Lao động hoạt động đến ngày 30 Tết, thu hút nhiều khách duxuân sắm Tết.
  • Giám sát tình hình thực hiện chính sách BHXH năm 2015
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thực hiện chương trình giám sát hàng năm, Ủy ban Các vấnđề xã hội của Quốc hội đã làm việc với một số Bộ, ngành, cơ quan (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, KTNN, Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam) về tình hình thực hiện chínhsách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2015.
  • Đào tạo nhân lực y tế đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đàotạo nhân lực y tế là một khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng nhucầu phát triển và hội nhập. Trước yêu cầu đó, ngành y tế đang tập trung đổi mớicăn bản, toàn diện công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với mô hình bệnh tậtvà hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, gắn đào tạo với thực tiễn sử dụng nhân lực ytế.
Về nơi diễn ra Đại hội II của Đảng