Vì sao sớm sửa đổi Bộ luật Lao động?

(BKTO) - Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộluật Lao động 2012 để trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 5/2017. Vì sao một Bộluật có hiệu lực mới được hơn 3 năm (tính từ ngày 01/5/2013) nhưng cơ quan soạnthảo đã sớm tính đến phương án sửa luật?




Bộ luật Lao động hiện nay còn nhiều bất cập cần phải sửa đổi.Ảnh: TL
Cần thiết sửa đổi Bộ luật Lao động

Lý giải vấn đề trên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH) Mai Kế Thiện cho biết: Nội dung của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam tham gia gần đây không chỉ quy định các vấn đề liên quan trực tiếp đến thương mại mà còn bao gồm cả các vấn đề phi thương mại. Trong lĩnh vực lao động, nội dung của các FTA căn cứ vào các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản tại Tuyên bố 1998 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Tuy nhiên, Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản quy định chi tiết chưa hoàn toàn đáp ứng được một số yêu cầu của các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản. Bởi vậy, việc sửa Bộ luật Lao động thời gian tới là nhằm đáp ứng yêu cầu của các cam kết trong hội nhập. Mặt khác, một số luật được ban hành gần đây có nhiều quy định mới liên quan đến việc điều chỉnh quan hệ lao động như Luật Hình sự, Luật DN, Luật Tố tụng dân sự và các Luật chuyên ngành tách ra từ nội dung của Bộ luật Lao động. Điều này đòi hỏi Bộ luật Lao động 2012 phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật.

Không thể phủ nhận quyết tâm, nỗ lực đưa Bộ luật Lao động đi vào cuộc sống từ phía cơ quan quản lý Nhà nước khi hơn 3 năm qua, khoảng 60 Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật được ban hành, trong đó có một số Nghị định quan trọng về điều chỉnh quan hệ lao động tại DN. Song Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm nhận định nhiều Nghị định, hướng dẫn còn chồng chéo, trùng lắp. Đơn cử, cùng một vấn đề về hợp đồng lao động nhưng có tới 2 văn bản hướng dẫn là Nghị định 44/2013/NĐ-CP và Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Điều này dẫn đến tình trạng, nhiều khi một vấn đề nhưng DN phải đọc tới vài Nghị định mới có thể áp dụng, triển khai được.

Qua theo dõi thi hành pháp luật lao động cũng như tiếp nhận những kiến nghị của địa phương và DN, đại diện Bộ LĐ-TB&XH, ông Mai Kế Thiện thẳng thắn thừa nhận dù đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung nhưng Bộ luật Lao động vẫn bộc lộ những điểm hạn chế cần khắc phục, tránh chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho DN trong quá trình thực hiện.

DN đề xuất sửa đổi nhiều chính sách

Thực tiễn trên cho thấy, việc sửa đổi Bộ luật Lao động là cần thiết song vấn đề đặt ra là: “Sửa luật thế nào để bảo vệ quyền lợi của người lao động, đảm bảo sự phát triển của DN và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước?” - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân nhấn mạnh.

Một trong những nội dung được DN kiến nghị sửa đổi là lương tối thiểu. Đại diện cho cộng đồng DN, ông Trương Văn Cẩm chỉ rõ Bộ luật Lao động quy định lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của bản thân người lao động và gia đình họ; trong khi đó, nhu cầu sống tối thiểu luôn biến động. Quy định này chưa có cơ sở chắc chắn, dẫn đến gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Mặt khác, tiền lương không chỉ để trả thù lao cho người lao động mà còn là công cụ khuyến khích người lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động.Với quy định như hiện nay, lương tối thiểu vùng đã bằng khoảng 70% thu nhập trung bình của toàn bộ khu vực làm công ăn lương. Điều này đã triệt tiêu các hình thức thưởng để động viên, khuyến khích người lao động làm việc. Do vậy, tới đây khi sửa đổi Bộ luật Lao động, cách tính lương tối thiểu cần phải được nghiên cứu, điều chỉnh lại cho phù hợp.

Bất cập khác trong quá trình thực thi Bộ luật Lao động chính là các quy định về đối thoại, thỏa ước lao động tập thể. Mặc dù nội dung này được nêu rõ trong Bộ luật Lao động nhưng theo ông Trương Văn Cẩm, việc thực thi chính sách lại nảy sinh nhiều vấn đề. Chẳng hạn, nhiều DN chưa thực hiện đối thoại ba tháng một lần theo quy định. Hay, để tổ chức một cuộc đình công phải mất 20-22 ngày nhưng vì bức xúc nên người lao động không chờ đến khi các thủ tục hoàn tất mới đình công. Điều này lý giải tại sao từ năm 2000 đến nay, có khoảng gần 7.000 cuộc đình công thì phần lớn các cuộc đình công đều trái luật.
Cùng với đó, không ít DN còn kiến nghị sửa đổi quy định về giờ làm thêm. Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Hưng Yên Nguyễn Xuân Dương nêu quan điểm: Ở các nước phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc luật pháp cho phép người lao động làm thêm 600-700 giờ/năm; còn ở Việt Nam, Bộ luật Lao động hiện hành quy định DN phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 30 giờ/tháng, 200 giờ/năm. Quy định này là quá khắt khe khiến DN khó xoay sở, dễ phạm luật và làm giảm thu nhập của người lao động. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước nên để cho DN và người lao động thỏa thuận giờ làm thêm theo khung.

Mang đến Hội nghị đối thoại với DN do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức mới đây nhiều tâm tư, đề xuất, cộng đồng DN đã giúp cơ quan quản lý Nhà nước nhận thức rõ hơn việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động không chỉ đáp ứng yêu cầu của hội nhập, đảm bảo đồng bộ với hệ thống pháp luật mà cần góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn trong môi trường kinh doanh, tạo động lực cho DN phát triển.

NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Huy động nguồn lực đẩy nhanh lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đểhoàn thành sớm hơn mục tiêu tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, Bảo hiểm xãhội (BHXH) Việt Nam vừa đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án điềuchỉnh chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2016-2020 với định hướng phấn đấuđến năm 2020, cả nước có ít nhất 90% dân số có BHYT. Đồng thời BHXH Việt Namcũng kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh, mở rộng đối tượng thamgia BHYT.
  • Xử lý tội phạm môi trường:  Sẽ không thể “đánh bùn sang ao”?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Vừa qua, câu chuyện DN xả thải, gây ô nhiễm môi trường tiếp tục trởthành vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Hậu quả của các vụviệc để lại được đánh giá là rất nghiêm trọng, song do thiếu chế tài xử lý nênvấn nạn này vẫn tái diễn. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 có hiệu lực từ 01/7 tớiđây với những thay đổi đáng kể trong việc xử lý tội phạm môi trường đang đượcdư luận xã hội kỳ vọng sẽ giúp chấn chỉnh những bất cập vừa qua.
  • Trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế bằng nhiều “chiêu” mới
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thôngtuyến khám, chữa bệnh (KCB); điều chỉnh giá dịchvụ y tế là những bước tiến nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi vàđảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT), tạo điềukiện cho cơ sở y tế phát triển… Tuy nhiên, những quy định này đang có xu hướngbị lạm dụng để trục lợi Quỹ BHYT với nhiều chiêu “mới” tinh vi hơn.
  • Kết hợp mọi nguồn lực  phát triển y, dược học cổ truyền
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Làquốc gia được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều loài thực vật, cây thuốc quý hiếmnên tiềm năng phát triển y dược học cổ truyền trong phòng và chữa bệnh ở nướcta rất lớn. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, để đưa y họccổ truyền phát triển xứng tầm với tiềm năng đòi hỏi phải có những giải pháp mangtính đột phá, sự kết hợp các nguồn lực đầu tư một cách hiệu quả.
  • Đấu giá các tác phẩm nghệ thuật: Sẽ không còn cảnh “đi đêm”?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việc đấu giá tác phẩm nghệ thuậttheo kiểu tự phát vẫn được ví như người “đi đêm” khi không được pháp luật quy định.Không chỉ làm thất thoát nguồn thu thuế cho Nhà nước, việc đấu giá tự phát nhưhiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không tôn vinh được giá trị nghệ thuật củatác phẩm. Thực trạng đó sẽ không còn nếu thị trường đấu giá được hoạt động minhbạch, theo quy định với nhiều sàn đấu giá chuyên nghiệp được mở ra...
Vì sao sớm sửa đổi Bộ luật Lao động?