Vĩnh Phúc: Địa chỉ đầu tư đáng tin cậy với tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước

(BKTO) - Những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ doanh nghiệp được coi là ưu tiên hàng đầu. Với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị trong cải thiện môi trường đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trở thành địa chỉ đầu tư đáng tin cậy với tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo tiền đề thu hút các nguồn lực, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới.




KCN Khai Quang
Trong giai đoạn 2016-2020, các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chỉ đạo Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết số 01-NQ/TU về Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 02-NQ/TU về việc ban hành một số chính sách khuyến khích thu hút các dự án đầu tư dịch vụ chất lượng cao tại các vùng khó chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Trên cơ sở Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực triển khai xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể, trong đó đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như: hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; hỗ trợ giá thuê hạ tầng đối với các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất trong các Khu công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách; hỗ trợ chi phí lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư trực tiếp thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ chi phí lập hồ sơ, thủ tục giới thiệu địa điểm, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư của tỉnh,…
Công tác cải cách hành chính được quan tâm, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính. Tỉnh đã sớm xây dựng và đưa vào sử dụng Bộ phận một cửa liên thông, hiện đại tại 100% sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh đã đi vào hoạt động thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của 16 sở, ban, ngành, 02 cơ quan Trung ương, 01 doanh nghiệp nhà nước; Trung tâm phục vụ hành chính công cấp huyện được triển khai tại tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Thủ tục hành chính được các cơ quan, đơn vị thường xuyên được cập nhật, đơn giản hóa, giảm thời gian giải quyết và công bố tại Bộ phận một cửa, Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các phần mềm giải quyết thủ tục hành chính.

Nhà văn hóa thể thao cho công nhân KCN Khai Quang
Hiện đại hóa nền hành chính được tăng cường. Đã có 166 cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai phần mềm ứng dụng cho Bộ phận một cửa. Vĩnh Phúc là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai được Phần mềm ứng dụng Bộ phận một cửa đồng bộ ở cả ba cấp, bảo đảm liên thông theo “chiều ngang”, “chiều dọc” khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính. Vĩnh Phúc luôn nằm trong top 20 tỉnh, thành phố có điểm chỉ số cải cách hành chính (PAR index) cao nhất cả nước, năm 2019 tỉnh xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố. Chỉ số quản trị hiệu quả và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đã có chuyển biến tích cực, năm 2019 xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố, là tỉnh được xếp vào nhóm có số điểm cao nhất. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn thuộc nhóm có thứ hạng cao so cả nước, năm 2019 tỉnh xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự chuẩn bị nhất định nhằm đón đầu dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp lớn về Vĩnh Phúc. Trong đó, Vĩnh Phúc cần tạo được môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn, cạnh tranh với các nhà đầu tư. Để làm được điều này, Vĩnh Phúc sẽ có những giải pháp nhằm phát huy tốt các lợi thế hiện có như: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi (gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, liền kề thủ đô Hà Nội), có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy phát triển, nguồn lao động dồi dào, cơ cấu dân số trẻ; chính quyền và nhân dân luôn năng động, sáng tạo và sẵn sàng dành cho nhà đầu tư sự ủng hộ cao nhất; thủ tục hành chính công khai, minh bạch, thời gian giải quyết nhanh hơn so với quy định và được giám sát qua hệ thống phần mềm; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đang được đầu tư đồng bộ, từng bước hiện đại; là trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy nên có lợi thế thu hút ngành công nghiệp phụ trợ ô tô, xe máy.
Trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ giải quyết các vướng mắc trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:
Tập trung giải quyết triệt để các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực như: hỗ trợ vay vốn, cơ cấu lại nợ vay và miễn, giảm lãi, phí ngân hàng, các vấn đề về tiền lương, làm thêm giờ, vấn đề sử dụng lao động là người nước ngoài; Giảm giá, gia hạn chậm thanh toán chi phí điện, nước, Internet, dịch vụ viễn thông; Hỗ trợ xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa… Trong giai đoạn tới, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 trong các lĩnh vực như cung cấp điện, hạ tầng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thủ tục hải quan, thuế điện tử, an ninh trật tự... Thường xuyên khảo sát nắm bắt tình hình và khó khăn của doanh nghiệp theo kênh độc lập. Tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các cơ quan Nhà nước các cấp trong tỉnh, song song với việc duy trì hoạt động của Đường dây nóng và chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp.
Vĩnh Phúc xác định cải cách hành chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là thủ tục về đăng ký doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện tốt việc cải cách hành chính thông qua “cơ chế một cửa” và “một cửa liên thông” thông qua trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện, đẩy mạnh số lượng thủ tục hành chính cấp độ 4. Đây là một trong những nỗ lực nhằm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để hỗ trợ các nhà đầu tư giảm chi phí thời gian, chi phí cho thủ tục hành chính và các chi phí không chính thức khi thực hiện các thủ tục đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc sẽ có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nhà đầu tư có kinh nghiệm, có tiềm lực về vốn, công nghệ tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN); đầu tư xây dựng hệ thống đường gom dọc các CCN để tạo điều kiện thu hút các dự án. Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống điện và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ ngoài hàng rào các KCN, CCN; tăng tính ổn định của việc cung cấp điện, nước, viễn thông, hạ tầng giao thông. Các CCN, KCN được xây dựng trên địa bàn tỉnh sẽ tạo ra quỹ đất sạch, có hạ tầng tương đối đồng bộ, đáp ứng các yêu cầu cơ bản phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư.
Xác định thu hút đầu tư gắn liền với phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển ngày càng cao của các doanh nghiệp, Vĩnh Phúc sẽ thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao, đáp ứng mục tiêu thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, hàm lượng tri thức cao./.
PV
Cùng chuyên mục
  • Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tăng trưởng kinh tế ở mức “khiêm tốn”; tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19; thu ngân sách giảm mạnh; nhưng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách đạt kết quả tốt; thặng dư thương mại ở mức cao... Đó là hai mảng sáng-tối của kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 được chỉ ra tại Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý III và chín tháng đầu năm 2020” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 21/10, tại Hà Nội.
  • Nhiều giải pháp gia tăng lợi nhuận giúp BSR thu lợi 171 tỷ đồng
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO)- Đề cập đến những chuyển biến tích cực về tình hình kinh doanh trong Quý III/2020 với lợi nhuận đạt hơn 171 tỷ đồng, lãnh đạo Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, kết quả này rất đáng ghi nhận trong bối cảnh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất phải ngừng hoạt động 51 ngày để thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 4.
  • Những bước chuẩn bị chiến lược về công tác thu hút và trọng dụng nhân tài tại Vĩnh Phúc
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - ​Đội ngũ trí thức, nhân tài là nguồn động lực quan trọng để tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững. Đó là quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc trong xây dựng đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài giai đoạn 2020-2025.
  • Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia đã tiệm cận với khu vực và thế giới
    3 năm trước Doanh nghiệp
    Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) do Thứ trưởng Lê Tấn Dũng làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, nắm tình hình cũng như động viên đội ngũ chuyên gia, thí sinh tham gia thi tại một số địa điểm thi của Hội đồng thi quốc gia số 2 và số 5 của Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020.
  • Giáo dục nghề nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
    3 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Sáng 05/10, tại Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, Ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020 đã tổ chức Hội thảo “Giáo dục nghề nghiệp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đào tạo song hành”.
Vĩnh Phúc: Địa chỉ đầu tư đáng tin cậy với tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước