Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng mạnh

(BKTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 11/2022 đạt gần 25,14 tỷ USD - bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

h1.jpg
Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/11 các năm 2018-2022 (Tỷ USD). Nguồn: GSO

Trong đó, có 1.812 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 11,52 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 18% về số vốn đăng ký.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 6,52 tỷ USD, chiếm 56,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Tiếp đến là ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 18,2%; các ngành còn lại đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 25,2%.

Trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 3,23 tỷ USD, chiếm 28,1% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Đứng thứ hai là Singapore với 1,97 tỷ USD, chiếm 17,1%; tiếp đến là Đan Mạch với 1,32 tỷ USD, chiếm 11,5%; Trung Quốc với 1,29 tỷ USD, chiếm 11,2%; Hàn Quốc với 930,8 triệu USD, chiếm 8,1%; Hồng Công (Trung Quốc) với 917,8 triệu USD, chiếm 8%.

Có 994 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9,54 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14 tỷ USD, chiếm 66,5% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,76 tỷ USD, chiếm 13,1%; các ngành còn lại đạt 4,29 tỷ USD, chiếm 20,4%.

Có 3.298 lượt đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,08 tỷ USD, giảm 7% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có 1.481 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 2,12 tỷ USD và 1.817 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị gần 2 tỷ USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 35,1% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 955,9 triệu USD, chiếm 23,4%; ngành còn lại 1,69 tỷ USD, chiếm 41,5%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2022 ước tính đạt 19,68 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua.

Trong đó, vốn thực hiện của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 15,52 tỷ USD, chiếm 78,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,44 tỷ USD, chiếm 7,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,43 tỷ USD, chiếm 7,3%.

Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp thành lập mới đăng ký tổng số vốn 1.483,7 nghìn tỷ đồng
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo ghi nhận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia - Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 11/2022, cả nước có 11.943 doanh nghiệp thành lập mới.
  • PV GAS LPG - Thương hiệu bền vững và uy tín
    một năm trước Doanh nghiệp
    Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam (PV GAS LPG) là đơn vị duy nhất được Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) giao nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh sản phẩm bình gas mang thương hiệu PETROVIETNAM GAS trên toàn lãnh thổ Vệt Nam, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao về uy tín và chất lượng phục vụ.
  • Phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn đường ống dẫn khí
    một năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Vừa qua, tại Kiên Giang, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang và Công ty Khí Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 1 năm phối hợp thực hiện và bàn phương hướng, nhiệm vụ cho năm 2023 về việc phối hợp bảo vệ an ninh, an toàn công trình khí và bảo vệ chủ quyền an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển giữa hai đơn vị.
  • Đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo sức bật cho doanh nghiệp phục hồi
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sau hơn 2 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã thể hiện được sự nỗ lực kiên cường, bền bỉ thích ứng với bối cảnh khó khăn. Tuy vậy, DN hiện vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình phục hồi, đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo lực đẩy, mở rộng không gian phát triển cho DN.
  • PV GAS D tổ chức thành công Hội thi tay nghề năm 2022
    2 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nhằm tôn vinh người lao động có tay nghề cao, sáng tạo, đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua, rèn luyện nâng cao tay nghề trong toàn đơn vị, Công ty cổ phần Phân phối khí thấp áp dầu khí Việt Nam (PV GAS D) đã tổ chức thành công Hội thi tay nghề lần thứ VII năm 2022.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng mạnh