Vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản đạt 2,8 tỷ USD

(BKTO)- Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính đến cuối tháng 7, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt 18,82 tỷ USD; trong đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,8 tỷ USD.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm.

   

Sau nhiều năm liên tục duy trì vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng kể từ năm 2020, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã không còn “trụ hạng” khi kết thúc quý II vừa qua “rớt” xuống vị trí thứ 4. Tuy nhiên, con số thống kê đến cuối tháng 7 đã nâng vị trí xếp hạng của lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản nhích lên vị trí thứ 3.

Đánh giá về sự sụt giảm trong vị trí xếp hạng thu hút vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng, đại dịch COVID-19 đã có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới và trong nước. Theo đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm trong những tháng đầu năm và bất động sản cũng chịu tác động từ những khó khăn chung này.

Sau thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã bắt đầu hoạt động trở lại. Các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển bất động sản đã bắt đầu mở bán các dự án, công bố kế hoạch kinh doanh thời kỳ sau đại dịch cùng với kế hoạch tuyển dụng lao động và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho kế hoạch lâu dài.

Về xu thế trong thời gian tới, Bộ Xây dựng nhận định, mặc dù thị trường còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp phát triển bất động sản đã có những giải pháp để tiếp cận khách hàng. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở những địa phương ngoài các đô thị lớn.

Các chỉ số cụ thể về thị trường cho thấy sự dần hồi phục của lĩnh vực bất động sản; đặc biệt, nhu cầu về các loại bất động sản nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong các khu công nghiệp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng… vẫn còn lớn.
Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
  • Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam  lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thành công tốt đẹp
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong hai ngày 03 và 04/8/2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 (Đại hội) được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 297 đại biểu chính thức được bầu từ Đại hội các đảng bộ/chi bộ trực thuộc và đại biểu đương nhiên là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn đương nhiệm, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của gần 6 vạn cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động Dầu khí.
  • Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 7 có dấu hiệu khởi sắc
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 7/2020 tiếp tục xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 7 cũng đạt 13,9 nghìn lượt người, tăng 58,7% so với tháng trước.
  • Mục tiêu bảo đảm an ninh  năng lượng còn nhiều thách thức
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020 nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, những thách thức, hạn chế trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đã được làm rõ, yêu cầu phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết.
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp  phát triển nóng, tiềm ẩn rủi ro
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Hơn 2 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có hiện tượng tăng trưởng nóng, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư, DN phát hành và sự ổn định của thị trường. Để thị trường này phát triển lành mạnh và bền vững, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp.
  • Thị trường chứng khoán sẽ diễn biến  tích cực trong nửa cuối năm
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia, định giá của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang ở mức hấp dẫn tương đối so với các nền kinh tế trong khu vực châu Á xét trên chỉ số P/E (chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa thị giá cổ phiếu với lợi nhuận sau thuế trong một năm của DN), P/B (tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách) và ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu). Có 62,5% chuyên gia chứng khoán và DN niêm yết trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm 2020 sẽ sôi động, diễn biến khá tích cực. Tuy nhiên, vẫn có tới 37,5% dự đoán thị trường có nhiều biến động và có thêm những cú sốc mới.
Vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực bất động sản đạt 2,8 tỷ USD