Vượt thách thức hội nhập TPP

(BTKO) - Các đại biểu tham dự Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩutrong hội nhập TPP” do Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức cuốituần qua thêm một lần nữa nhấn mạnh những cơ hội, thách thức đối với DN ViệtNam, đồng thời đưa ra những kiến nghị chính sách phù hợp, cũng như hướng dẫn DNgiải pháp tận dụng ưu đãi trong TPP một cách hiệu quả.




DN cần phải hiểu rõ các quy định trong TPP để vận dụng linh hoạt vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Ảnh: TK
Tăng sự hiểu biết cho DN về TPP

Là nền kinh tế có trình độ phát triển thấp nhất trong số các nước Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tận dụng các cơ hội cũng như vượt qua các thách thức từ hiệp định thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay này. Thông qua Hội thảo, Ban tổ chức mong muốn giúp các DN Việt Nam nắm bắt được các thông tin hữu ích liên quan tới phát triển thương mại trong hội nhập TPP, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất, nhập khẩu và đầu tư trong thời gian tới - đại diện Bộ Công thương cho biết.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, đại diện DN đã tập trung phân tích 4 nội dung: những cơ hội, thách thức từ các thị trường thành viên Hiệp định TPP đối với các DN xuất, nhập khẩu Việt Nam, đưa ra những kiến nghị chính sách đối với các cơ quan quản lý, những kiến nghị cần đổi mới đối với các DN trong nước; cách thức tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định TPP; vấn đề quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả; những lưu ý khi vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam đi đến các nước thành viên TPP và ngược lại.

Có thể nói, những nội dung về TPP đang được các cơ quan quản lý, các hiệp hội ngành hàng liên quan nhiều đến xuất, nhập khẩu tích cực tập trung tuyên truyền. Điều này sẽ góp phần khắc phục hạn chế: “91% DN Việt Nam chưa biết nhiều về TPP” - theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cuối năm 2015. Bối cảnh càng gấp rút hơn khi theo dự kiến, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa XIV. Trong TPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 86,5% dòng thuế vào năm thứ tư. Các mặt hàng còn lại có lộ trình từ 5 - 10 năm, một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, lộ trình trên 10 năm. Riêng Hoa Kỳ cam kết vào thời điểm Hiệp định trên có hiệu lực, khoảng 98% kim ngạch nông, thủy sản và 75% kim ngạch hàng công nghiệp (không bao gồm dệt may) được miễn thuế nhập khẩu. Vì vậy, các DN cần phải hiểu rõ các quy định trong TPP để vận dụng linh hoạt vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Hành động kịp thời để thích ứng với hội nhập

Trong khi chờ Hiệp định TPP có hiệu lực, ông Đỗ Kim Lang - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho rằng, Việt Nam có rất nhiều việc cần phải làm để tận dụng được cơ hội, ứng phó thành công với rủi ro, thách thức.

Về mặt thể chế, để bắt kịp đà hội nhập TPP, Việt Nam phải nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các chủ thể kinh tế; cải thiện việc thực thi thể chế thị trường lao động; cải thiện việc tiếp cận tín dụng, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường quy mô các ngân hàng thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN…

Về phía các DN, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã từng nhấn mạnh rằng, lĩnh vực xuất, nhập khẩu và các DN xuất, nhập khẩu sẽ chịu tác động nhiều nhất khi TPP có hiệu lực. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ được phân bổ đồng đều hơn tại các khu vực trên toàn cầu, thay vì chỉ tập trung tại thị trường các nước châu Á. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu khi vào các thị trường Nhật Bản, Canada và Mỹ vốn có nhiều hạn chế trước đây. Hơn nữa, với những cam kết cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, các DN nội địa sẽ có cơ hội lớn đón dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, giải quyết được thêm công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới, đặc biệt là việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mà TPP mang lại.

Các chuyên gia về hội nhập khẳng định rằng, cách duy nhất để DN được hưởng ưu đãi thuế quan từ TPP là hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được quy định trong TPP. Chỉ khi áp dụng đúng, chính xác quy tắc xuất xứ ưu đãi thì nhà sản xuất, xuất khẩu mới có được chứng nhận xuất xứ (C/O) hoặc tự chứng nhận xuất xứ ưu đãi để được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu vào các nước TPP.

Một thách thức lớn khác là việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan sẽ vô hình chung tạo nên xu hướng áp dụng rào cản phi thuế quan tại thị trường các quốc gia thành viên TPP. Điều này đòi hỏi DN phải tập trung nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cũng như thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng tại thị trường của các quốc gia thành viên.

“Hội nhập TPP thành công hay không phụ thuộc nhiều vào các DN và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng liên quan. Bộ Công thương là đầu mối đàm phán, nay đàm phán xong rồi thì việc thực hiện như thế nào là trách nhiệm của cả Chính phủ, các Bộ, ngành, DN và người dân…” - đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh.

HỒNG THOAN
Cùng chuyên mục
  • Nhiều bất cập trong quản lý chất thải công nghiệp
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chưa cần đến nghi vấn xả thải của Công ty GangThép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thực trạng xả thải công nghiệp gây ô nhiễmvẫn luôn là vấn đề nan giải đối với cơ quan quản lý và là nỗi bức xúc của dưluận. Hàng loạt vụ xả thải từng được phát giác trước đây của các công ty nhưVedan, Hào Dương, Tung Kuang, PangRim Neotex… ít nhiều đặt ra những dấu hỏi vềsự bất cập, hạn chế của các chính sách cũng như tình hình thực thi về quản lý,giám sát ô nhiễm công nghiệp.
  • Phòng vệ thương mại duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO)- Theo kết quả tổng hợp của Trung tâm WTO và Hộinhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 01/6,trong tổng số 6 vụ điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) đối với hàng hóa nướcngoài nhập khẩu vào Việt Nam đã có 4 vụ ra quyết định áp dụng biện pháp PVTM (1vụ chống bán phá giá và 3 vụ tự vệ). Tính cả giai đoạn 2002-2014, Việt Nam chỉkhởi xướng 3 vụ kiện PVTM thì chỉ 1 năm trở lại đây, Việt Nam đã khởi xướng tới3 vụ kiện.
  • Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chính phủ Việt Nam đã định hướng chiến lược phát triển năng lượng táitạo ở Việt Nam với những mục tiêu lớn: tăng sản lượng điện sản xuất từ nănglượng tái tạo đạt khoảng 101 tỷ kWh vào năm 2020, khoảng 186 tỷ kWh vào năm2030 và khoảng 452 tỷ kWh vào năm 2050. Theo đó, tỷ lệ điện năng sản xuất từnăng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ lên khoảng38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050.
  • Hội nhập khu vực và quốc tế: Ngân hàng có đủ tự tin vươn ra “biển lớn”?
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Trong bối cảnh hội nhập khuvực và quốc tế ngày càng sâu rộng, ngân hàng liệu có đủ năng lực cạnh tranh vàtự tin vươn ra “biển lớn”? Câu hỏi này từng được đặt ra nhiều lần trước khiViệt Namgia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương mại tự do(FTA) thế hệ mới. Ở thời điểm này, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứngtrước những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập mới, câu hỏi ấy lạitiếp tục được đặt ra.
  • Nhận diện rủi ro của ngành gỗ trong bối cảnh hội nhập
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn hội nhập đặc biệt quan trong vớiviệc ký kết và thực thi một loạt các Hiệp định thương mại tự do với các đối tácthương mại lớn nhất thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minhchâu Âu (EVFTA). Bối cảnh này được dự báo sẽ đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạora nhiều thách thức cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Vượt thách thức hội nhập TPP