Xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV

(BKTO) - Trên mỗi bước đường phát triển, KTNN luôn phấn đấutrở thành công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việcquản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; hỗ trợ, phục vụ đắc lựccho hoạt động của Quốc hội. Tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn ThịKim Ngân với KTNN ngày 03/10, KTNN đã báo cáo với Chủ tịch Quốc hội về nhữngnhiệm vụ trọng tâm của KTNN trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV. Sự chủ động củaKTNN đã gây được ấn tượng tốt đẹp và được các đại biểu tham dự đánh giá cao.




​Quang cảnh buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Thị Kim Ngân với KTNN. Ảnh: NGUYỄN LỘC

Trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên nêu rõ, KTNN xác định mục tiêu trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV là: “Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công; xây dựng KTNN có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”.

Hướng tới mục tiêu này, KTNN sẽ tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là, hoàn thiện các văn bản thi hành Luật KTNN 2015; bổ sung, hoàn thiện và thực hiện các quy trình, phương pháp kiểm toán phù hợp với hệ thống chuẩn mực kiểm toán đã ban hành, gắn với cải cách hành chính trong hoạt động kiểm toán đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ ban hành.

Cùng với đó, KTNN sẽ tập trung kiểm toán thường niên đối với lĩnh vực NSNN nhằm phục vụ thiết thực việc phê chuẩn quyết toán ngân sách của Quốc hội, HĐND các cấp; tăng cường kiểm toán hoạt động, đi sâu vào kiểm toán chuyên đề, kiểm toán hoạt động các lĩnh vực mới, nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; tăng cường phối hợp và nâng cao trình độ để tham gia ý kiến với Ủy ban Tài chính - Ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ về dự toán NSNN, chủ trương xây dựng các dự án, công trình quan trọng quốc gia. Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, rút ngắn thời gian kiểm toán. Gia tăng giá trị của báo cáo kiểm toán thông qua việc công khai, phát hành kịp thời và đổi mới cách trình bày kết luận, kiến nghị kiểm toán; chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền các địa phương trong hoạt động kiểm toán, nhất là trong việc đôn đốc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán, nâng cao chất lượng, kết quả kiểm toán.

Tăng cường năng lực của cơ quan KTNN trên cơ sở tiếp tục rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực theo mô hình quản lý tập trung thống nhất, đảm bảo đồng bộ, có đủ cơ cấu và lực lượng thực hiện nhiệm vụ theo Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020; đẩy mạnh công tác điều động, luân chuyển cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức, kiểm toán viên; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm, ý thức, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong toàn ngành; tăng cường thanh tra, giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, KTNN cũng hướng đến việc mở rộng hợp tác quốc tế về KTNN cả trên diện rộng lẫn chiều sâu, trong đó tập trung đẩy mạnh việc trao đổi, học tập kinh nghiệm kiểm toán, thực hiện kiểm toán chung với cơ quan kiểm toán tối cao các nước; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực hoạt động; nâng cao vai trò thành viên Ban Điều hành Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) giai đoạn 2015-2018, Chủ tịch ASOSAI giai đoạn 2018-2021 và tổ chức thành công Đại hội ASOSAI năm 2018 tại Việt Nam.

Việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm toán; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của KTNN thông qua triển khai có hiệu quả Đề án phát triển tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2015-2020, cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của KTNN trong suốt nhiệm kỳ này.

Kiểm toán theo hướng chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm

Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ, KTNN cũng xây dựng kế hoạch công tác cụ thể trong thời gian tới của toàn ngành.

Theo đó, toàn ngành nỗ lực để tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho tổ chức và hoạt động của KTNN, trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý nhà nước đảm bảo tiến độ, chất lượng, trong đó tập trung hoàn thiện xây dựng dự thảo Nghị quyết của UBTVQH quy định chi tiết một số điều của Luật KTNN năm 2015 và Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN; tổ chức tập huấn, phổ biến và thực hiện Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, các quy định của pháp luật đối với một số lĩnh vực dự kiến sẽ kiểm toán trong năm 2018.

Trong hoạt động kiểm toán, KTNN sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong hoạt động kiểm toán, tiếp tục đổi mới phương pháp tổ chức thực hiện kiểm toán theo hướng chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán. Tập trung kiểm toán ngân sách năm 2017 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, cơ quan trung ương có quy mô lớn để xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán ngân sách làm căn cứ để HĐND, Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2017. Trong đó, tập trung ưu tiên kiểm toán việc triển khai các chính sách, chế độ mới; việc thực hiện chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Đảng, Nhà nước; các giải pháp tổ chức quản lý, điều hành NSNN trong các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường các cuộc kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin; kiểm toán các lĩnh vực, đối tượng kiểm toán nổi cộm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng, lãng phí được Quốc hội, Chính phủ và dư luận xã hội quan tâm.

Với chức năng của mình, trong thời gian tới KTNN tiếp tục nâng cao chất lượng tham gia với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét về dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán NSNN, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán NSNN; đặc biệt là việc trình ý kiến độc lập của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán NSNN.

Bên cạnh đó, KTNN cũng chú trọng xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm 2018 đảm bảo khoa học và hiệu quả nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động kiểm toán tới các hoạt động thường xuyên của đơn vị được kiểm toán, tăng cường lồng ghép kế hoạch kiểm toán, quyết định kiểm toán, phối hợp linh hoạt giữa các đơn vị trong ngành; chủ động sắp xếp, bố trí lực lượng công chức tham gia các Đoàn kiểm toán đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhằm rút ngắn thời gian kiểm toán và bố trí đầy đủ công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn theo kế hoạch của ngành; bố trí thời gian, nhân lực khảo sát và lập KHKT của cuộc kiểm toán phù hợp để thu thập đầy đủ thông tin, phân tích kỹ nhằm đánh giá đúng các rủi ro kiểm toán, xác định trọng tâm kiểm toán sát tình hình thực tế.

KTNN cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền các địa phương trong hoạt động kiểm toán, nhất là trong công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán, tập trung kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm toán; tăng cường tư vấn chính sách đối với HĐND và UBND các địa phương thông qua hoạt động kiểm toán.

Đặc biệt, KTNN sẽ tiếp tục chú trọng việc tăng cường giáo dục về đạo đức, văn hóa ứng xử, trách nhiệm và lòng tự tôn nghề nghiệp cho đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của từng cấp quản lý, đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định của Luật KTNN; tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp và đột xuất để kịp thời khắc phục, chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót ngay trong quá trình kiểm toán; thực hiện nghiêm quy trình lập, thẩm định và phát hành Báo cáo kiểm toán.

Một kế hoạch quan trọng khác là sau khi được Bộ Chính trị cho ý kiến và UBTVQH phê duyệt, KTNN chủ động triển khai thực hiện Đề án tổ chức và biên chế của KTNN đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức của KTNN. Đẩy mạnh công tác luân chuyển, đào tạo cán bộ, công chức của KTNN; kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, nội quy của cơ quan, điều động, luân chuyển, xử lý những công chức có tinh thần trách nhiệm, năng lực hạn chế, có hành vi, thái độ sách nhiễu đối với đơn vị được kiểm toán, vi phạm kỷ luật công vụ; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…

Để tổ chức thành công Đại hội ASOSAI lần thứ 14 năm 2018 tại Việt Nam, KTNN chú trọng chuẩn bị toàn diện về công tác hậu cần, cơ sở vật chất, nội dung, tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội; thực hiện tốt vai trò là Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch chiến lược ASEANSAI trong việc hoàn thành Kế hoạch Chiến lược ASEANSAI giai đoạn 2018-2021; chủ trì tổ chức Cuộc họp Ủy ban Chia sẻ kiến thức ASEANSAI cho 10 cơ quan KTNN trong khu vực; tăng cường việc trao đổi, học tập kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực kiểm toán thông qua việc gửi cán bộ đi nước ngoài tập huấn, đào tạo, thực hiện kiểm toán chung với cơ quan kiểm toán các nước; tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án trong khuôn khổ hợp tác với USAID, KOICA, CCAF, EU, SECO,…

KTNN xác định, việc đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất cho hoạt động của ngành và đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động công vụ, không chỉ là công việc trước mắt mà là việc làm thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cơ sở hoàn thiện, bổ sung các quy trình xử lý công việc chuyên môn có tính chất thường xuyên, quan trọng. “Phấn đấu đến hết năm 2018 hoàn thành xây dựng trụ sở làm việc của KTNN ở Trung ương và tất cả các KTNN khu vực, xây dựng Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán; trang bị đầy đủ phương tiện làm việc và triển khai có hiệu quả Đề án Nâng cao an toàn, bảo mật thông tin trên môi trường mạng KTNN giai đoạn 2017-2020; triển khai các nội dung thuộc dự án hợp phần 1 “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động kiểm toán”; xây dựng Trung tâm dữ liệu chính của KTNN theo mô hình quản lý tập trung, Cổng thông tin điện tử; đưa vào sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán”- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho biết.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Đáp ứng ngày càng tốt hơn vai trò, nhiệm vụ quy định trong Hiến pháp và Luật KTNN
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Trích ý kiến phát biểuchỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủtịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại buổi làm việc với KTNN.
  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm và làm việc với KTNN
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Sángngày 03/10, tại trụ sở KTNN - 111 Trần Duy Hưng, Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị,Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đến thăm và làm việc với KTNN.
  • Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép với các dự án BT
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Những tưởng các dự án xây dựng - chuyển giao (BT) được thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP) sẽ làm giảm gánh nặng cho ngân sách mà vẫn đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhưng thực tế ngày càng chứng tỏ những bất cập trong chính sách, quản lý các dự án áp dụng hợp đồng BT đang khiến Nhà nước phải gánh phần thua thiệt, dù rằng bản chất của loại hợp đồng này là “chia sẻ rủi ro”.
  • Khuyến khích chứ không phải là ban phát ngân sách
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Đã qua 7 năm thực hiện, trong đó có 4 năm nhận được nhiều ưu đãi bổ sung, thế nhưng cho đến nay, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp vẫn gặp khó. Với 16 bước thực hiện và được điều chỉnh bởi khoảng 40 văn bản liên quan để triển khai một dự án đầu tư vào nông nghiệp, có thể nói, đây là một quy trình khiến các DN rất dễ nản lòng, trong khi lĩnh vực này còn bị đánh giá là có mức độ rủi ro cao. Hệ quả tới thời điểm này, chỉ có dưới 1% DN đầu tư vào nông nghiệp.
  • Làm sao để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội?
    6 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, nước ta phải đạt được 50% người lao động tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên trên thực tế, nhiều chính sách của BHXH vẫn chưa thực sự được người lao động quan tâm. Luật BHXH năm 2014 đã mở rộng đối tượng tham gia loại bảo hiểm này, đây vừa là cơ hội cho người lao động nhưng cũng là thách thức khó khăn đối với ngành BHXH.
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV