Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, phong phú với những giá trị nhân văn, tiến bộ

Đây là một trong những nội dung được đề cập trong Kế hoạch triển khai xây dựng môi trường văn hóa cơ sở giai đoạn 2023-2025 vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) ban hành, gửi các địa phương và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan ở Trung ương mới đây.

img_1211.jpg
Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, phong phú. Ảnh: N.LỘC

Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện xây dựng môi trường văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Kết luận số 76/KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; Quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL ngày 29/11/2022 của Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. 

Theo Kế hoạch, ngành văn hóa cả nước sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình, khu dân cư, nông thôn, đô thị, cơ quan công sở, doanh nghiệp… lành mạnh, phong phú với những giá trị nhân văn, tiến bộ để văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập quốc tế; Nghiên cứu, xây dựng, cụ thể hóa hệ giá trị gia đình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng lĩnh vực, từng địa phương nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhân cách, con người, xây dựng gia đình, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu cao cả phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Tổng kết và nhân rộng các mô hình văn hóa, mô hình điểm về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần củng cố môi trường sống nề nếp, văn minh, gắn kết tình làng, nghĩa xóm, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua về văn hóa. Tập trung nâng cao chất lượng bình chọn, xét tặng các danh hiệu thi đua ở cơ sở cho gia đình, thôn, làng, ấp, bản, xã, phường, thị trấn, tổ dân phố...

Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội thiết thực, hiệu quả, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc và thuần phong, mỹ tục của từng địa phương nhằm tôn vinh, đề cao những giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử cách mạng của dân tộc, những giá trị văn hóa của cộng đồng, gia đình Việt Nam. Bảo tồn, kế thừa, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng tinh thần và động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Kế hoạch cũng nêu rõ nhiệm vụ cụ thể trong việc triển khai các chương trình có sự phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan ở Trung ương. 

Để việc triển khai các nhiệm vụ được hiệu quả, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, Kế hoạch cũng đặt ra nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế../.

Cùng chuyên mục
  • Bài 4: Từ tinh thần Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy nguồn lực văn hóa trong phát triển kinh tế
    một năm trước Xã hội
    Trải qua 80 năm lịch sử, Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn luôn soi sáng những chặng đường phát triển văn hóa Việt Nam. Tinh thần và nội dung của Đề cương được lĩnh hội và phát triển qua các văn kiện của Đảng, coi văn hóa là một trụ cột phát triển bền vững; phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt đã trao đổi về vấn đề này, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đang tích cực tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển ngành CNVH.
  • Tăng lương hưu để đảm bảo an sinh cho người cao tuổi
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất điều chỉnh tăng lương hưu cho tất cả những người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/7/2023. Dù đây mới chỉ là đề xuất nhưng nhiều người nghỉ hưu cảm thấy rất phấn khởi.
  • Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về lao động, việc làm
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Năm 2023, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục hoàn thiện các văn bản về thị trường lao động, việc làm, bảo hiểm thất nghiệp…
  • Dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc tại một số địa phương
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) thông báo tiếp tục dừng tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc đối với người ở 8 huyện, thành phố thuộc 4 tỉnh: Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh do có nhiều lao động cư trú bất hợp pháp.
  • Hội Báo toàn quốc 2023: Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hội Báo toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Đoàn kết - Chuyên nghiệp - Văn hóa - Sáng tạo” sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 17 đến 19/3), tại Bảo tàng Hà Nội, thu hút 87 gian trưng bày các ấn phẩm báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2022 và quý I/2023, với sự góp mặt của 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 60 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương…
Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, phong phú với những giá trị nhân văn, tiến bộ