04 đề tài tham gia xét tuyển gồm:1. Đề tài “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán hoạt động đối với lĩnh vực thu ngân sách địa phương” do Ths. Phạm Thành Ngọc và Ths. Đặng Hoàng Đạt làm đồng chủ nhiệm.
Trên cơ sở đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán lĩnh vực thu ngân sách địa phương còn nhiều hạn chế, chưa thực sự góp phần ngăn chặn những hạn chế, yếu kém trong quản lý thu NSNN để nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản công, thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế- xã hội, Ban chủ nhiệm đã lựa chọn, đề xuất và thực hiện đề tài với mục tiêu: Từ thực tiễn hoạt động kiểm toán tại các Cục thuế cấp tỉnh, thành phố khi kiểm toán ngân sách địa phương do các KTNN khu vực thực hiện trong những năm qua để xây dựng tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả cho lĩnh vực này.
Tham dự buổi họp thẩm định có các Ban chủ nhiệm đề tài và các thành viên Hội đồng |
2. Đề tài “Xây dựng hệ thống tiêu chí trong lập kế hoạch kiểm toán năm của KTNN” do Ths. Trần Khánh Hòa và TS. Lê Hoài Nam làm đồng chủ nhiệm.
Theo Ban chủ nhiệm đề tài, đề tài được Tổng Kiểm toán Nhà nước đặt hàng, giao cho Vụ Tổng hợp triển khai nghiên cứu. Lý do lựa chọn đề tài xuất phát từ những bất cập, hạn chế trong công tác lập kế hoạch kiểm toán hằng năm của KTNN, đặc biệt là trước yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm toán hiện nay. Mục tiêu của Đề tài nghiên cứu nhằm tăng cường năng lực lập kế hoạch kiểm toán năm nói chung, xây dựng và lựa chọn tiêu chí lập kế hoạch kiểm toán năm nói riêng để hiện thực hóa chiến lược “Tăng cường năng lực của KTNN Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch kiểm toán” theo Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN năm 2020.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 03 chương. Chương 1 là tổng quan về lập kế hoạch kiểm toán và kế hoạch kiểm toán năm của KTNN; chương 2 chỉ ra thực trạng lựa chọn nội dung, chủ đề, đơn vị được kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán năm của KTNN và chương 3 nêu lên đề xuất hoàn thiện hệ thống tiêu chí lựa chọn nội dung, chủ đề, đơn vị được kiểm toán trong kế hoạch kiểm toán năm của KTNN.
Đại diện Ban chủ nhiệm đề tài trình bày đề tài trước Hội đồng |
3. Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế” do Ths. Trần Minh Khương và Ths. Nguyễn Xuân Khải làm đồng chủ nhiệm.
Đề tài hướng đến mục tiêu làm rõ thực trạng công tác kiểm tra, đối chiếu thuế của KTNN thời gian qua, nêu rõ những kết quả, hạn chế, tồn tại và sự cần thiết phải bổ sung chức năng kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của mọi tổ chức, cá nhân có phát sinh nghĩa vụ nộp NSNN; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế gắn với việc sửa đổi, bổ sung Luật KTNN; đưa ra trình tự, thủ tục, phương pháp kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế tại trụ sở cơ quan thuế, hải quan… qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm toán việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế.
Nội dung chính của đề tài gồm 03 chương. Chương 1, nêu lên những yêu cầu cơ bản đối với công tác quản lý thu NSNN, quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế và chức năng, nhiệm vụ của KTNN trong kiểm toán thu NSNN; Chương 2, đề cập đến thực trạng công tác kiểm tra, đối chiếu việc thực hiện nghĩa vụ NSNN của người nộp thuế trong kiểm toán ngân sách địa phương thời gian qua; Chương 3, xây dựng và hoàn thiện giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm toán công tác thực hiện nghĩa vụ với NSNN
4. Đề tài “giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với công tác chống thất thu thuế trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN” do TS. Nguyễn Mạnh Cường, TS. Nguyễn Tuấn Trung và Ths. Đồng Thị Thủy làm đồng chủ nhiệm.
Đề tài hướng đến các mục tiêu: Cụ thể hóa lý luận về kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá để xác định nội dung, phương pháp, nguyên tắc kiểm soát nhà nước về gian lận chuyển giá; xác định vai trò của KTNN đối với gian lận chuyển giá trong các DN FDI tại Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng gian lận chuyển giá và nhận diện các hình thức, dấu hiệu chuyển giá trong các DN FDI tại Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng của KTNN về việc kiểm toán gian lận chuyển giá trong các DN FDI; đề xuất giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của KTNN, xây dựng cách thức tiếp cận, phương pháp và thủ tục kiểm toán đối với các gian lận chuyển giá tại Việt Nam.
Kết cấu đề tài gồm 03 chương. Chương 1, tổng quan về kiểm soát nhà nước đối với hoạt động gian lận chuyển giá; Chương 2, KTNN đối với hoạt động chống gian lận chuyển giá tại Việt Nam và Chương 3 nêu lên giải pháp trong việc tăng cường vai trò của KTNN đối với hoạt động chống gian lận chuyển giá tại các DN FDI tại Việt Nam.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa phát biểu tại buổi họp. |
Tuy nhiên, để hoàn thiện đề tài, các thành viên Hội đồng đề nghị các Ban chủ nhiệm đề tài cần dành thêm thời gian nghiên cứu và có thêm những đóng góp, phát hiện mới hơn trong nội dung đề tài; việc sắp xếp các chương, mục và thể thức trình bày của đề tài cần phải đảm bảo tính khoa học, logic... cho tương xướng với đề tài cấp Bộ.
Phát biểu kết luận cuộc họp, TS. Vũ Văn Họa đánh giá cao quá trình chuẩn bị đề cương của các Ban chủ nhiệm đề tài, đồng thời yêu cầu các Ban chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng thẩm định, hoàn thiện đề cương, thuyết minh đề tài theo đúng thời gian quy định./.
Tin và ảnh: NGUYỄN LỘC