Xuất siêu quý I/2019 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước

(BKTO) - Tại cuộc họp báo chiều 05/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, tháng 3/2019, Việt Nam xuất siêu ước đạt 600 triệu USD. Tính chung quý I/2019, Việt Nam xuất siêu 536 triệu USD.



                
   

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trao đổi thông tin về tình hình xuất nhập khẩu quý I/2019

   
Như vậy, xuất siêu đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, giảm tới gần 2,15 tỷ USD, bởi trong quý I/năm 2018, Việt Nam đã xuất siêu tới 2,7 tỷ USD.

Đáng lưu ý, xuất siêu của quý I/2019 hoàn toàn thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,04 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 7,57 tỷ USD.

Nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa quý I/2019 vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng tăng thấp. Cụ thể, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 58,51 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 17,05 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 41,46 tỷ USD, tăng 2,7%, chiếm 70,9%.

Trong quý I có 9 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó một số mặt hàng có giá trị tăng so với cùng kỳ năm trước là: hàng dệt may đạt 7,3 tỷ USD, tăng 13,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,9 tỷ USD, tăng 9,3%; giày dép đạt 4 tỷ USD, tăng 15,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,9 tỷ USD, tăng 5,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,3 tỷ USD, tăng 17%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD, tăng 7,6%; sắt thép đạt 1,1 tỷ USD, tăng 3,6%.

Mặc dù, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 12,1 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nhưng giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước; thủy sản đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,4%.

Tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: điện thoại và linh kiện chiếm 97,1%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 90,8%; giày dép chiếm 77,2%; hàng dệt may 59,3%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản quý I giảm so với cùng kỳ năm trước, gồm: rau quả đạt 885 triệu USD, giảm 8,6%; cà phê đạt 830 triệu USD, giảm 23,8% (lượng giảm 15,3%); hạt điều đạt 625 triệu USD, giảm 17,2% (lượng tăng 4,7%); gạo đạt 567 triệu USD, giảm 23,6% (lượng giảm 11,5%); hạt tiêu đạt 189 triệu USD, giảm 14,7% (lượng tăng 18,5%). Riêng cao su đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 458 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước (lượng tăng 32%).

Về nhập khẩu hàng hóa quý I/2019 ước tính đạt 57,98 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 24,09 tỷ USD, tăng 13,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,89 tỷ USD, tăng 6%.

Trong quý I có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 69,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, gồm: điện tử, máy tính và linh kiện đạt 11,7 tỷ USD (chiếm 20,2% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 8,7 tỷ USD, tăng 15,1%; vải đạt 2,8 tỷ USD, tăng 6,4%; sắt thép đạt 2,3 tỷ USD, tăng 4,1%; chất dẻo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 4,1%; ô tô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 103,7%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; hóa chất đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7%; sản phẩm hóa chất đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,5%.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng có giá trị giảm so với cùng kỳ năm 2018 là điện thoại và linh kiện đạt 2,8 tỷ USD, giảm 15,4%; kim loại thường đạt 1,5 tỷ USD, giảm 11%; xăng dầu đạt 1,2 tỷ USD, giảm 47,6%.

QUỲNH ANH
Cùng chuyên mục
  • Cổ phần hóa, thoái vốn tại Danh nghiệp nhà nước: Không quyết liệt thì không thể hoàn thành kế hoạch
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2018, cả nước sẽ cổ phần hóa (CPH) 64 DN nhưng chỉ có 23 DN được phê duyệt phương án. Về thoái vốn, năm 2018 chỉ thực hiện thoái vốn tại 57 DN, chưa bằng 1/3 số DN phải thoái vốn theo kế hoạch.
  • Xu thế mới của thị trường bất động sản
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2019 được đánh giá là sẽ có nhiều thách thức nhưng cũng tạo cơ hội bứt phá cho các DN biết tận dụng, đón đầu được xu thế của thị trường.
  • Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch vào Trung Quốc
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dung lượng thị trường và nhu cầu tiêu dùng đối với nhóm hàng nông sản của Trung Quốc rất lớn. Điều này đã tạo ra lực hút và sự quan tâm của những quốc gia có thế mạnh sản xuất nông sản trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này, DN Việt phải nâng cao chất lượng cũng như thay đổi phương thức xuất khẩu.
  • Phát triển giao thông vận tải đường thủy để giảm chi phí logistics
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giao thông, Việt Nam có nhiều thế mạnh về bờ biển, đường thủy nội địa, lẽ ra, đường thủy phải là giao thông chủ lực để vận tải hàng hóa và hành khách. Tuy nhiên, thời gian qua, giao thông vận tải (GTVT) đường bộ phát triển rất mạnh, còn giao thông đường thủy lại giảm dần tỷ trọng. Vì vậy, cần đầu tư, phát triển hơn nữa vận tải đường thủy nội địa, từ đó giảm chi phí logistics.
  • Đổi mới phương thức quản lý an toàn thực phẩm
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm hơn 95% số thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời chuyển từ tiền kiểm sang tăng cường hậu kiểm… là những đổi mới căn bản của ngành y tế trong quản lý an toàn thực phẩm nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho DN kinh doanh thực phẩm, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Xuất siêu quý I/2019 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước