Xung quanh đề xuất tăng giới hạn giờ làm thêm: Có nên “xé rào” Bộ luật Lao động?

(BKTO) - Cùng với câu chuyện tăng lương, đề xuất tăng giới hạn giờ làm thêm củaDN đã tạo ra cuộc tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều. Phần đông người lao động(NLĐ) có nhu cầu tăng ca để tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho gia đình nhưngnếu họ làm thêm giờ vượt quá quy định thì DN lại phạm luật. Thực tế này đã đặtra cho các nhà hoạch định chính sách một câu hỏi: Có nên “xé rào” quy định vềthời gian làm thêm trong Bộ luật Lao động 2012 sau hơn 2 năm luật đi vào cuộc sống?




Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu để đưa ra quy định phù hợp về thời gian làm thêm giờ theo hướng thỏa thuận giữa NLĐ và DN. Ảnh: TK
Nhiều ý kiến trái chiều

Theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, DN phải đảm bảo số giờ làm thêm của NLĐ không vượt quá 30 giờ/ tháng, 200 giờ/ năm; trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/ năm. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi luật, không ít DN phản ánh quy định làm thêm giờ ở Việt Nam khắt khe so với nhiều nước trên thế giới, khiến DN khó xoay sở và dễ phạm luật. Quy định này còn gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của DN, vô hình chung làm giảm sức cạnh tranh của DN Việt, nhất là các DN sản xuất gia công, xuất khẩu, chế biến và các DN hoạt động động theo mùa vụ. Mặt khác, nếu không tăng giờ làm thêm thì việc tăng lương cho NLĐ sẽ gặp khó khăn. Bởi vậy, tại các cuộc đối thoại về lao động, việc làm với DN gần đây, nhiều DN kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) xem xét tăng giờ làm thêm từ 400 giờ/năm đến 500 giờ/năm.

Chia sẻ khó khăn của DN, Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phùng Quang Huy cho biết: Do yêu cầu gấp rút của một số những đơn hàng, nhiều DN phải huy động công nhân làm thêm giờ. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng quy định của Bộ luật Lao động về thời gian làm thêm giờ thì không hoàn thành đơn hàng, mất uy tín với đối tác còn nếu huy động làm thêm quá thời hạn thì sẽ phạm luật và điều này cũng đồng nghĩa với việc đối tác hủy giao dịch. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, cần thiết phải có hành lang pháp lý rộng hơn đảm bảo hiệu quả trong cam kết với đối tác và thực thi pháp luật của DN.

Trái với quan điểm và lập luận trên, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính khẳng định: Một trong những nguyên nhân khiến phần lớn NLĐ muốn tăng ca là do mức tiền lương và thu nhập còn quá thấp, không đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu. Quy định khống chế thời gian làm thêm giờ trong Bộ luật Lao động hiện hành tạo điều kiện cho nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm; đảm bảo cho NLĐ được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động.

Tuy nhiên, đi ngược lại với quy định này, nhiều DN lại tận dụng lao động bằng cách tăng ca quá giới hạn chứ không tuyển thêm lao động do lo ngại phải đóng thêm nhiều khoản phí bảo hiểm. Hơn nữa, ở các nước phát triển, thời gian làm việc là 35 giờ/tuần trong khi ở nước ta đang cho phép tới 48 giờ/tuần; do đó giảm thời gian làm việc mới là xu hướng phát triển của thế giới. Mục đích của làm thêm giờ là nhằm giải quyết các công việc đột xuất của DN nhưng nếu làm thêm quá giới hạn về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe của NLĐ, thậm chí trong một số trường hợp còn dẫn đến tai nạn, giảm năng suất lao động…

Có nên tăng giới hạn giờ làm thêm?

Cách đây vài năm, khi dự thảo Bộ luật Lao động được trình Quốc hội cho ý kiến, đề xuất tăng thời gian làm thêm lên 360 giờ/năm từng bị các đại biểu phản bác với nhiều lý do như: điều kiện khoa học công nghệ phát triển, sản phẩm làm ra càng nhiều thì thời gian làm việc phải ít đi; tăng giờ làm thêm phải phù hợp với thực trạng sức khỏe NLĐ, tránh nguy cơ sức lao động bị “vắt kiệt” một cách hợp pháp... Đến thời điểm này, ở những góc độ nhất định, những ý kiến đó vẫn còn nguyên giá trị bởi theo kết quả khảo sát trên 3.300 người của trang mạng việc làm JobStreet.com, 71% NLĐ Việt Nam không đủ thời gian dành cho gia đình mỗi ngày vì phải thường xuyên làm việc trễ, 44% số NLĐ được hỏi cảm thấy áp lực, không hài lòng khi phải làm việc ngoài giờ quá nhiều.

Tuy nhiên, nhiều quan điểm trung lập cho rằng, việc tăng giờ làm thêm không phải là cơ hội để DN bóc lột sức lao động mà nên hiểu theo cách tạo điều kiện cho NLĐ gia tăng sản xuất, có thêm thu nhập, đồng thời DN cũng dễ dàng cạnh tranh hơn trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Điều quan trọng là việc tăng ca phải dựa trên sự thỏa thuận, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa NLĐ và giới chủ.

Rõ ràng, trong khi đại diện NLĐ cho rằng tăng giờ làm thêm không phải là biện pháp lâu dài, gây bất lợi cho NLĐ thì đại diện DN lại kiến nghị việc tháo gỡ những vướng mắc trong thực thi pháp luật lao động giúp DN làm việc tốt hơn với các đối tác quốc tế. Vì vậy, làm thế nào để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa NLĐ và người sử dụng lao động là một câu hỏi khó đối với các nhà hoạch định chính sách.

Trước yêu cầu trên, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Bộ đang nghiên cứu để đưa ra quy định phù hợp về thời gian làm thêm giờ theo hướng thỏa thuận giữa NLĐ và DN.

Như vậy, dù “xé rào” hay giữ nguyên các quy định hiện hành của Bộ luật Lao động thì yêu cầu đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách là cần tính toán, cân nhắc dựa trên nhiều cơ sở khoa học.
THÀNH ĐỨC

Cùng chuyên mục
  • Phong trào thi đua yêu nước ngành Bảo hiểm xã hội: “Đòn bẩy” cho những nỗ lực, sáng tạo
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 25/8,tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước(TĐYN) ngành BHXH lần thứ IV (2015-2020). Từ các phong trào thi đua với nhiềuhình thức sôi nổi, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị trong 5 năm qua, BHXHViệt Nam đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu với những sáng kiến hay, cáchlàm hiệu quả, góp phần làm nên những thành tích xuất sắc của ngành.
  • Tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán:   Tạo thêm điều kiện thuận lợi cho DN,  cá nhân kinh doanh, hành nghề kế toán
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, nhiều góp ý của đại biểu Quốc hộivề dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán đã được Thường trựcỦy ban Tài chính - Ngân sách và cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý. Theo đó, Dựthảo bổ sung quy định cho phép cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán; rút ngắn thờihạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán xuống còn 15ngày...
  • Xung quanh việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng:  Nhiều vấn đề được đặt ra
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trước thềm diễn ra phiên họp lần thứ haicủa Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) để quyết định mức tăng lương tốithiểu vùng năm 2016, đại diện người lao động (NLĐ) và giới chủ vẫn tiếp tục bàytỏ những ý kiến trái chiều. Đây không phải là lần đầu tiên hai bên tranh luận “nảylửa” xung quanh mức đề xuất tăng lương kể từ khi HĐTLQG được thành lập. Điềunày cho thấy, dù cơ chế xác lập tiền lương tối thiểu đã có nhiều tiến bộ song bàitoán tăng lương tối thiểu vẫn không phải là một phép tính giản đơn.
  • Giảm thiệt hại từ tác động của biến đổi khí hậu
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một thách thức đối vớinhân loại trong thế kỉ 21. Đợt mưa lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề tại cáctỉnh miền Bắc là ví dụ điển hình của hiện tượng thời tiết cực đoan do tác độngcủa BĐKH. Qua sự việc này, chúng ta cần rút ra những bài học sâu sắc trong việcthích nghi, ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng ngàycàng gia tăng và diễn biến phức tạp.
  • Ký ức của một nữ cảm tử quân
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Cựu chiến binh Nguyễn Thị Bích Thảo (phốLý NamĐế, Hà Nội) là một trong những thành viên đội cảm tử quân anh hùng và là người trựctiếp tham gia, chứng kiến thời khắc lịch sử tổng khởi nghĩa giành chính quyền ởHà Nội (19/8/1945). Gần 70 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về Hà Nội những ngàykhói lửa mà hào hùng như sống lại qua lời kể của nữ cảm tử quân năm xưa, nay đãgần 90 tuổi.
Xung quanh đề xuất tăng giới hạn giờ làm thêm: Có nên “xé rào” Bộ luật Lao động?