Xung quanh việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng: Nhiều vấn đề được đặt ra

(BKTO) - Trước thềm diễn ra phiên họp lần thứ haicủa Hội đồng Tiền lương quốc gia (HĐTLQG) để quyết định mức tăng lương tốithiểu vùng năm 2016, đại diện người lao động (NLĐ) và giới chủ vẫn tiếp tục bàytỏ những ý kiến trái chiều. Đây không phải là lần đầu tiên hai bên tranh luận “nảylửa” xung quanh mức đề xuất tăng lương kể từ khi HĐTLQG được thành lập. Điềunày cho thấy, dù cơ chế xác lập tiền lương tối thiểu đã có nhiều tiến bộ song bàitoán tăng lương tối thiểu vẫn không phải là một phép tính giản đơn.




Hội thảo “Tiền lương, thu nhập, mức sống tối thiểu của NLĐ trong các DN năm 2015” do TLĐLĐVN tổ chức. Ảnh: THÀNH ĐỨC
Hơn 1 tuần sau cuộc họp của HĐTLQG, ngày 13/8, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) đã tổ chức Hội thảo “Tiền lương, thu nhập, mức sống tối thiểu của NLĐ trong DN năm 2015”. Tại Hội thảo này, TLĐLĐVN đã công bố kết quả khảo sát thực trạng chi tiêu và mức sống tối thiểu hàng tháng của NLĐ. Cụ thể, 20% NLĐ được hỏi cho rằng thu nhập không đủ sống, 31% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm, hơn 62% trả lời không có tích lũy. Để đảm bảo cuộc sống, NLĐ đều phải làm thêm giờ hoặc DN phải bổ sung thêm các khoản trợ cấp. Từ kết quả này, TLĐLĐVN đã đề xuất 3 phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2016 với tỷ lệ tăng lương tối thiểu phổ biến từ 16% đến 17,5% tùy theo vùng.

Theo Phó Chủ tịch TLĐLĐVN Mai Đức Chính, trong 3 phương án, phương án 2 đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng từ 350 nghìn đồng/tháng đến 550 nghìn đồng/tháng, là đề xuất sẽ tiếp tục được TLĐLĐVN “bảo vệ” tại cuộc họp tới với các lý do sau: Thứ nhất, việc điều chỉnh mức tăng lương tối thiểu nhằm bảo đảm đúng lộ trình tăng lương vào năm 2017 và thực thi một cách nghiêm túc Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012 (mức lương tối thiểu phải đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ).

Thứ hai, đại diện giới chủ cho rằng khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực vào năm 2016 thì DN sẽ phải đóng thêm 24% của các khoản phụ cấp tăng thêm cho NLĐ tham gia BHXH; hơn nữa kể từ ngày 01/01/2018, DN sẽ phải đóng thêm các khoản bổ sung khác ngoài tiền lương, phụ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên trên thực tế, khoản đóng BHXH này phát sinh không nhiều, các khoản phụ cấp trách nhiệm và độc hại đã được đóng từ trước, phụ cấp còn lại chủ yếu là tiền chuyên cần, hỗ trợ đi lại, nhà ở, nuôi con nhỏ… nhưng tỷ lệ NLĐ được hưởng không cao. Thứ ba, mức lương DN thực trả cho NLĐ cao hơn nhiều so với mức lương đóng BHXH; do vậy, đề xuất trên không gây khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp còn đảm bảo yếu tố cạnh tranh trong hội nhập, bởi thực tế mức lương tối thiểu ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Không đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, phương án tăng lương mà TLĐLĐVN đưa ra là chưa phù hợp với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trước đó, tại cuộc họp của HĐTLQG, VCCI kiến nghị mức tăng lương tối thiểu vùng là 10% với lý do DN vẫn chưa hết khó khăn, 70% DN kinh doanh không có lãi. Ngoài ra năm 2016, nhiều chính sách về BHXH, an toàn lao động có hiệu lực đòi hỏi DN phải “gánh” thêm nhiều khoản chi phí khác.

Do đó, mức tăng này nhằm đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của DN, từ đó tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ. Lập luận này cũng phù hợp với quan điểm của Hiệp hội Dệt may. Theo Hiệp hội, tính từ năm 2010 đến nay tiền lương tối thiểu vùng đã tăng 2,2 đến 2,3 lần; đây là mức tăng cao và nhanh. Với tốc độ tăng tiền lương như vậy, ngành Dệt may sẽ khó thu hút nhà đầu tư rót vốn. Bởi vậy, Hiệp hội đã đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 không vượt quá 6% so với năm 2015, các năm 2017 và 2018 sẽ tăng khoảng 7%/năm.

So với hai năm trước, khoảng cách đề xuất tăng lương tối thiểu giữa TLĐLĐVN và VCCI năm nay đã phần nào được rút ngắn, song cuộc tranh luận chưa ngã ngũ của đại diện hai bên cho thấy nhiều vấn đề liên quan đến việc xác lập cơ chế tiền lương cần được “hóa giải”.

Sự ra đời của HĐTLQG là một bước tiến mới trong việc xác lập mức tiền lương tối thiểu theo cơ chế ba bên. Để các bên có chung cơ sở đàm phán và thống nhất các mức tiền lương, theo kiến nghị của TLĐLĐVN, bộ phận kỹ thuật và các bên trong HĐTLQG cần xem xét và thống nhất lại cách tính toán mức sống tối thiểu, lựa chọn cách thu thập và xử lý thông tin; định kỳ 3 năm hoặc 5 năm tổ chức khảo sát thực tế hoặc đặt hàng các cơ quan chuyên môn (Tổng cục Thống kê) đảm bảo có kết quả tin cậy và công bố hàng năm.

Sự thiếu thống nhất trong tính toán mức sống tối thiểu gây khó khăn cho việc xác lập chính xác mức lương tối thiểu. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải sớm xây dựng, trình Quốc hội Luật Tiền lương tối thiểu, trong đó bên cạnh những điều khoản liên quan đến mức lương tối thiểu vùng, cần quy định thêm mức lương tối thiểu ngành để đảm bảo sự phù hợp.

Một yếu tố quan trọng giữ cho quan hệ lao động hài hòa, giúp thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng và phát triển chính là thương lượng tập thể về tiền lương. Theo đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tiền lương tối thiểu chỉ nên áp dụng cho nhóm lao động thu nhập thấp còn với nhóm lao động có mức lương cao hơn tiền lương tối thiểu, Việt Nam nên đẩy mạnh thương lượng tập thể, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, tạo sự kết nối tốt hơn giữa vấn đề tiền lương và năng suất lao động.

MAI THOAN
Cùng chuyên mục
  • Giảm thiệt hại từ tác động của biến đổi khí hậu
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một thách thức đối vớinhân loại trong thế kỉ 21. Đợt mưa lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề tại cáctỉnh miền Bắc là ví dụ điển hình của hiện tượng thời tiết cực đoan do tác độngcủa BĐKH. Qua sự việc này, chúng ta cần rút ra những bài học sâu sắc trong việcthích nghi, ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan đang có xu hướng ngàycàng gia tăng và diễn biến phức tạp.
  • Ký ức của một nữ cảm tử quân
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Cựu chiến binh Nguyễn Thị Bích Thảo (phốLý NamĐế, Hà Nội) là một trong những thành viên đội cảm tử quân anh hùng và là người trựctiếp tham gia, chứng kiến thời khắc lịch sử tổng khởi nghĩa giành chính quyền ởHà Nội (19/8/1945). Gần 70 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về Hà Nội những ngàykhói lửa mà hào hùng như sống lại qua lời kể của nữ cảm tử quân năm xưa, nay đãgần 90 tuổi.
  • Thực hiện quy định về tỷ giá trong chế độ kế toán DN
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Xung quanh việc Thông tư200/2014/TT-BTC (Thông tư 200) về Chế độ kế toán DN được Bộ Tài chính ban hànhngày 22/12/2014 đã gần đến ngày có hiệu lực nhưng vẫn có nhiều ý kiến trái chiều.Mặc dù các chuyên gia về tài chính - kế toán cũng như đại diện nhiều DN đã đánhgiá cao nhưng quy định mới về chế độ kế toán DN tại Thông tư 200 do đã tiệm cậnvới các chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế nhưng điều khó thực hiện nhất vớicác DN là vấn đề áp dụng tỷ giá trong công tác kế toán.
  • Đưa nghệ thuật truyền thống xuống phố: Một cách bảo tồn hiệu quả
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Những chương trình nghệ thuật cổtruyền được biểu diễn trên các tuyến phố đi bộ ở phố cổ Hà Nội và bên bờ sôngHàn Đà Nẵng luôn thu hút đông khán giả đã trở lên quen thuộc với du kháchvà người dân địa phương. Đây chỉ là hai trong số nhiều chương trình nhằm bảo tồnâm nhạc truyền thống, với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.
  • Chuyển đổi cách thức đầu tư ngân sách cho y tế: Giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh
    9 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Thayvì đầu tư trực tiếp cho các cơ sở y tế, NSNN chi cho y tế những năm gần đâychuyển dịch theo hướng đầu tư trực tiếp cho người bệnh thông qua việc sử dụngNSNN mua thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân, thực hiện BHYT toàn dân; hỗtrợ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo... Sự chuyển dịch này giúp giảm chi trựctiếp từ tiền túi người bệnh, giảm gánh nặng tài chính cho người dân khi ốm đau;là giải pháp để đảm bảo công bằng về tài chính trong chăm sóc sức khỏe cộngđồng.
Xung quanh việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng: Nhiều vấn đề được đặt ra