06 bộ, ngành đã hoàn thành thực thi 100% phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính

(BKTO) - Tính đến hết tháng 2/2024, các bộ, ngành đã đơn giản hóa 658/1.086 thủ tục hành chính (TTHC) được giao tại các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, đạt 61%...

hc1.jpg
06 bộ, ngành đã hoàn thành thực thi 100% phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ảnh: ST

Đáng chú ý, có 06 bộ, ngành đã hoàn thành thực thi 100% phương án đơn giản hóa (gồm các Bộ, ngành: Công an, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam); 17/21 bộ, cơ quan thực hiện phân cấp trong giải quyết TTHC, tổng số TTHC được phân cấp theo Quyết định số 1015/QĐ-TTg (tính từ năm 2022) là 195/699 TTHC, đạt 27,8%.

Theo đánh giá của các bộ, ngành, địa phương, Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, yêu cầu tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong từng bộ, ngành, địa phương và giữa các cơ quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh phân cấp giải quyết TTHC.

Về công bố, công khai TTHC, từ ngày 01/01/2024 đến ngày 21/3/2024, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát, ban hành 1.544 quyết định công bố TTHC sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi quản lý; công khai, cập nhật danh mục và nội dung TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan, địa phương mình trên Cổng dịch vụ công quốc gia và các kênh thông tin khác theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tra cứu, tìm hiểu và thực hiện TTHC.

Theo thống kê trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tại thời điểm ngày 21/3/2024, cả nước có 6.317 TTHC, trong đó 3.835 TTHC thực hiện tại bộ, cơ quan Trung ương, 1.328 TTHC thực hiện tại địa phương và 1.728 TTHC ngành dọc tại địa phương.

Tiến độ rà soát, cấu trúc lại quy trình TTHC để tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh; tăng cường kết nối, thanh toán trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Tính đến ngày 21/3/2024, đã có 4.535 TTHC cung cấp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (2.623 thủ tục của người dân, 2.425 thủ tục của doanh nghiệp), trong đó có nhiều dịch vụ công được người dân, doanh nghiệp quan tâm như: Đăng ký thường trú; cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước; cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam...

Theo thống kê, đến ngày 21/3/2024, đã có trên 300 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và có gần 38,5 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Các bộ, ngành, địa phương cũng tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định Nghị định số 107/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Theo báo cáo, trong quý I/2024, kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính có tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn tiếp tục duy trì ở mức cao, bình quân cả nước đạt 96,29%; trong đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của các bộ, cơ quan Trung ương đạt 96,76%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đạt 97,63%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của UBND cấp huyện đạt 92,06%, UBND cấp xã đạt 98,69%.

Chỉ số về cung cấp dịch vụ trực tuyến có tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tại các bộ, ngành, đạt 8,89% (664.196/7.468.260 hồ sơ); tại các địa phương, đạt 14,58% (514.281/3.525.613 hồ sơ).

Tỷ lệ TTHC có giao dịch thanh toán trực tuyến tại các bộ, ngành đạt 39,34% (131/333 TTHC), tại các địa phương đạt 52,03% (641/1.232 TTHC); tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến trên tổng số hồ sơ có yêu cầu nghĩa vụ tài chính tại các bộ, ngành đạt 44,34% (74.072 /167.052 hồ sơ), tại các địa phương đạt 35,12% (420.323/1.196.840 hồ sơ).

Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại các bộ, ngành đạt 50,73% (663.636/1.308.296 hồ sơ), tại các địa phương đạt 52,07% (606.493/1.164.766 hồ sơ).

Tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng tại các bộ, ngành đạt 50,73% (663.686 kết quả giải quyết TTHC/1.308.296 kết quả cần cấp), tại các địa phương đạt 52,07% (606.494 kết quả giải quyết TTHC/1.164.766 kết quả cần cấp).

Tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin dữ liệu số hóa tại các bộ, ngành đạt 1,77% (23.117/1.306.050 hồ sơ), tại các địa phương đạt 8,69% (101.952 /1.173.210 hồ sơ)./.

Cùng chuyên mục
  • Dư nợ cấp tín dụng xanh tăng bình quân hơn 22%/năm
    7 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Đến ngày 31/12/2023, đã có 47 tổ chức tín dụng (TCTD) phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 620.984 tỷ đồng, tăng 24% so với cuối năm 2022, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
  • Kon Tum: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử cao hơn bình quân cả nước
    7 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Báo cáo vừa công bố của UBND tỉnh Kon Tum cho biết, tính đến hết năm 2023, tỉnh Kon Tum có tổng số 1.371 dịch vụ công trực tuyến trên tổng số 1.713 thủ tục hành chính, trong đó có 998 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 373 dịch vụ công trực tuyến một phần.
  • Doanh nghiệp tận dụng đà phục hồi, nỗ lực mở rộng thị trường
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Cộng đồng doanh nghiệp (DN) đã có những khởi đầu thuận lợi trong những tháng đầu năm với việc đơn hàng gia tăng, đang mở ra tín hiệu tích cực và kỳ vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2024 sẽ có nhiều khởi sắc. Tuy vậy, bối cảnh trong và ngoài nước vẫn còn khá nhiều thách thức, đòi hỏi các DN cần tiếp tục nỗ lực, linh hoạt thích ứng để “về đích” thành công.
  • Con đường nâng hạng và cơ hội đón sóng lớn thứ 4 trong lịch sử
    7 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ cận biên lên mới nổi tiếp tục được cụ thể hóa bằng việc cơ quan quản lý đề xuất các quy định mới trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung 4 thông tư. Giới chuyên gia nhận định, con đường nâng hạng ngày càng rõ ràng hơn và TTCK Việt Nam có cơ hội bước vào con sóng lớn thứ 4 trong lịch sử.
  • GDP quý I tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, sáng 3/4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý I tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (5,2-5,6%), là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay.
06 bộ, ngành đã hoàn thành thực thi 100% phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính