45 địa phương với 150 dự án giải ngân dưới 10%

(BKTO) - Đến ngày 21/11, còn 45 địa phương với 150 dự án có tỷ lệ giải ngân từ dưới 10% kế hoạch năm 2023 và 16 địa phương với 41 dự án chưa thực hiện giải ngân.

giai-ngan912.jpg
Đến ngày 30/11/2023, 16 địa phương có dự án chưa giải ngân. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13329/BTC-ĐT gửi ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc công khai danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) có tỷ lệ giải ngân từ dưới 10% kế hoạch năm 2023.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân của 63 địa phương đến ngày 30/11/2023 đạt 67,92% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Tuy nhiên, theo thông tin, dữ liệu trên hệ thống tổng hợp báo cáo đầu tư kho bạc về giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương vốn trong nước tính đến ngày 21/11/2023, còn 45 địa phương với 150 dự án có tỷ lệ giải ngân từ dưới 10% kế hoạch năm 2023 và 16 địa phương với 41 dự án chưa thực hiện giải ngân.

Theo đó, tỉnh Cao Bằng đang có số dự án giải ngân thấp và chưa giải ngân nhiều nhất với 9 dự án (6 dự án giải ngân dưới 10%; 3 dự án chưa giải ngân).

Tiếp đến là tỉnh Đắk Nông có 6 dự án giải ngân dưới 10% và 2 dự án chưa giải ngân; tỉnh Hòa Bình có 7 dự án giải ngân dưới 10%; tỉnh Kiên Giang có 6 dự án giải ngân dưới 10% và 1 dự án chưa giải ngân…

Đáng chú ý, trong số 16 địa phương có dự án chưa giải ngân, tỉnh Ninh Bình và Thái Bình đang có số dự án nhiều nhất (6 dự án). Tiếp đến là tỉnh Sơn La 4 dự án; tỉnh Hưng Yên 2 dự án; Đà Nẵng 2 dự án…

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2023, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 95% kế hoạch theo Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 và Công điện số 749/CĐ-TTg ngày 18/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo chủ đầu tư, sở, ngành và các cơ quan liên quan rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và thủ tục giải ngân vốn đầu tư công các dự án có tiến độ giải ngân thấp.

Thực hiện tạm ứng, thu hồi tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng, đảm bảo việc tạm ứng, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về Bộ số liệu giải ngân đối với các dự án trong danh mục được công khai trước ngày 31/1/2024./.

Cùng chuyên mục
  • BHXH tỉnh Thanh Hóa: Chuyển đổi số hiệu quả từ chuyển đổi nhận thức
    5 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai hiệu quả các hoạt động chuyển đổi số. Kết quả thực hiện cho thấy, chuyển đổi số thành công bắt nguồn từ sự chuyển đổi trong nhận thức.
  • Cà Mau đôn đốc nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2023
    5 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau vừa ban hành Công văn số 1129/BHXH-QLTST về việc đôn đốc đơn vị sử dụng lao động trích đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp dứt điểm trong năm 2023.
  • Hỗ trợ Petrolimex phát triển các dự án năng lượng xanh
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) sẽ hỗ trợ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tham gia tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh để triển khai các dự án Hydrogen xanh, phát triển năng lượng sạch phù hợp với định hướng của Chính phủ về Chiến lược tăng trưởng xanh.
  • Gỡ “nút thắt” cho điện khí LNG phát triển
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Phát triển điện khí khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được xác định là giải pháp “xanh” trong chuyển dịch năng lượng bền vững tại nước ta. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn điện này hiện đang gặp phải không ít thách thức “cản đường”, đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí theo Quy hoạch Điện VIII.
  • Thách thức an ninh mạng khi ngân hàng dịch chuyển từ đóng sang mở
    5 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Ngân hàng mở- Open Banking là xu hướng tất yếu của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Khi thực hiện ngân hàng mở, mở nhiều cổng kết nối, có thêm các đối tác thứ 3, mang lại nhiều tiện lợi, giá trị. Tuy nhiên đi kèm với đó có thể là các nguy cơ, mở ra nhiều cánh cửa, có nhiều phương thức cho các đối tượng tấn công thâm nhập...
45 địa phương với 150 dự án giải ngân dưới 10%