6% lao động giúp việc gia đình được hưởng an sinh xã hội toàn diện

(BKTO) - Chỉ có 6% lao động giúp việc gia đình trên toàn thế giới được tiếp cận an sinh xã hội toàn diện, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).



                
   

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

   

Báo cáo: “Biến quyền an sinh xã hội thành hiện thực cho người lao động giúp việc gia đình: Đánh giá toàn cầu về các xu hướng chính sách, thống kê và chiến lược mở rộng diện bao phủ” của ILO cho biết: Con số 6% lao động giúp việc trên toàn thế giới được tiếp cận an sinh xã hội toàn diện cũng đồng nghĩa với việc hơn 94% trong số họ không được tiếp cận đầy đủ các cơ chế bảo vệ, bao gồm: Chế độ liên quan đến chăm sóc y tế, ốm đau, thất nghiệp, tuổi già, tai nạn nghề nghiệp, gia đình, thai sản, thương tật và tử tuất.

Theo báo cáo, khoảng một nửa số lao động giúp việc gia đình hoàn toàn không thuộc diện bao phủ của an sinh xã hội và nửa còn lại được hưởng ít nhất một cơ chế bảo vệ về pháp lý.

Ngay cả khi họ được bảo vệ về mặt pháp lý thì cũng chỉ có 1/5 số lao động giúp việc gia đình thực sự được bảo vệ trên thực tế do phần đông trong số họ hiện đang làm công việc phi chính thức.

Báo cáo giải thích rằng dù lao động giúp việc gia đình đóng góp quan trọng cho xã hội, hỗ trợ phần lớn các nhu cầu cá nhân và chăm sóc của hộ gia đình song gần 75,6 triệu lao động giúp việc gia đình trên thế giới phải đối diện với nhiều rào cản để thuộc diện bao phủ và được tiếp cận hiệu quả với an sinh xã hội. Họ thường không thuộc diện bao phủ của pháp luật an sinh xã hội quốc gia.

Với 76,2% lao động giúp việc gia đình (57,7 triệu người) là phụ nữ, những khoảng trống về an sinh xã hội như vậy càng khiến phụ nữ đặc biệt dễ bị tổn thương.

Mặc dù rất ít lao động giúp việc gia đình được hưởng an sinh xã hội toàn diện nhưng nhiều khả năng họ vẫn đáp ứng những điều kiện để được hưởng trợ cấp tuổi già, trợ cấp khuyết tật, chế độ tử tuất, quyền lợi chăm sóc y tế và ở mức độ thấp hơn một chút, được hưởng chế độ thai sản, trợ cấp ốm đau.

Phần lớn trong số họ không được tiếp cận với các chế độ trợ cấp an sinh xã hội, trợ cấp liên quan đến thất nghiệp hay thương tật nghề nghiệp.

Báo cáo cũng nhấn mạnh sự khác biệt lớn giữa các khu vực. Ở châu Âu và Trung Á, 57,3% lao động giúp việc gia đình thuộc diện bao phủ về pháp lý và được hưởng mọi chế độ trợ cấp an sinh xã hội.

Hơn 10% đối tượng lao động này được hưởng quyền lợi như vậy ở châu Mỹ. Hầu như không một ai được hưởng đầy đủ các chế độ ở các quốc gia Ả Rập, châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi - những khu vực tuyển dụng số lượng lao động giúp việc gia đình đáng kể.

Báo cáo cho biết đại dịch Covid-19 đã làm lộ rõ những khoảng trống trong diện bao phủ an sinh xã hội mà lao động giúp việc gia đình phải gánh chịu. Họ là một trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch, nhiều người bị mất việc làm và sinh kế.

Nhiều người trong số những người duy trì được công việc thường xuyên tiếp xúc với dịch bệnh mà không có đủ trang bị bảo hộ. Họ hiếm khi có thể dựa vào cơ chế bảo vệ sức khỏe đầy đủ, trợ cấp ốm đau hay trợ cấp thất nghiệp, điều này càng khiến họ dễ bị tổn thương hơn.

Báo cáo của ILO chỉ ra một số tiêu chuẩn lao động quốc tế có thể giúp đưa ra các giải pháp để vượt qua những thách thức trên, bao gồm Công ước về Người lao động giúp việc gia đình năm 2011 (Số 189) và Khuyến nghị năm 2011 (Số 201), cũng như Khuyến nghị về Sàn an sinh xã hội năm 2012 (Số 202) và Công ước về An sinh xã hội (Tiêu chuẩn tối thiểu) năm 1952 (Số 102).

Để lao động giúp việc gia đình được hưởng an sinh xã hội toàn diện, ILO khuyến nghị các giải pháp sau:

Đảm bảo lao động giúp việc gia đình được hưởng các điều kiện ít nhất là tương đương với những điều kiện hiện áp dụng đối với những người lao động khác.

Điều chỉnh và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để đảm bảo phạm vi pháp lý chuyển thành phạm vi bao phủ trong thực tế. Đơn giản hóa và hoàn thiện các thủ tục đăng ký, thanh toán và phát triển các cơ chế tài chính thích hợp.

Thiết kế hệ thống phúc lợi phù hợp với đặc thù của công việc giúp việc gia đình. Thúc đẩy công tác thanh tra cũng như các cơ chế góp ý và khiếu nại để đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Nâng cao nhận thức của lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của họ. Thúc đẩy cách tiếp cận chính sách tích hợp có sự tham gia của các bên liên quan./.
THÀNH ĐỨC


Cùng chuyên mục
  • Ngày 16/6, số mắc Covid-19 mới giảm còn 774 ca, 41 F0 thở oxy
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Bản tin của Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 15/6 đến 16h ngày 16/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 774 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 774 ca ghi nhận trong nước (giảm 92 ca so với ngày trước đó) tại 44 tỉnh, thành phố (có 635 ca trong cộng đồng).
  • Đa dạng hóa nguồn vốn vay ưu đãi giúp sinh viên vững bước đến trường
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh giáo dục bước vào lộ trình tăng học phí mới, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn sau những tác động của đại dịch khiến cơ hội học tập của sinh viên (SV) đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, theo ý kiến chuyên gia và đại biểu Quốc hội, cùng với việc nâng cao hiệu quả của nguồn vốn vay chính sách, cần đa dạng hóa nguồn vốn vay ưu đãi dành cho SV, giúp các em có thêm điểm tựa tài chính để vững bước đến trường.
  • BIDV và hành trình chuyển đổi số
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong bối cảnh nhiều nhà băng tham gia vào hành trình chuyển đổi số (CĐS), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là cái tên nổi bật nhờ sở hữu tiềm lực mạnh và định hướng chiến lược từ rất sớm.
  • Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Từ năm 2023, tất cả 100% văn bản quy phạm pháp luật, thông tin pháp luật được công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, bảo đảm cho người dân khai thác, sử dụng được thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng.
  • Khẩn trương đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) – Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Công văn số gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (gọi chung là BHXH tỉnh) về việc đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT).
6% lao động giúp việc gia đình được hưởng an sinh xã hội toàn diện