89% bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm y tế

(BKTO) - Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc ARV nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2019 đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS, do Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tổ chức ngày 20/11.



                
   

Quang cảnh Hội thảo- Ảnh: N. Hồng

   
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV (thuốc kháng vi rút) có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2015, chỉ có 30% bệnh nhân điều trị ARV có thẻ BHYT thì đến nay tỷ lệ này đã tăng lên 89%. Hết năm 2018, con số này sẽ vượt trên 90%. Nhiều tỉnh, thành phố đạt 100% bệnh nhân đang điều trị ARV có thẻ BHYT.

Bộ Y tế đã hướng dẫn, phổ biến và hỗ trợ các địa phương vận động nguồn ngân sách địa phương và các nguồn chương trình, dự án cho hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV. Các cơ sở điều trị đã rất tích cực tư vấn, truyền thông và hỗ trợ người nhiễm HIV tự nguyện tham gia BHYT. Cơ chế tham gia BHYT cho người nhiễm HIV không có giấy từ tùy thân đã được giải quyết trong Thông tư 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế thông qua hình thức phát hành thẻ BHYT có ảnh.

Hiện nay đã có 35 tỉnh, thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hỗ trợ mua thẻ (gần 30.000 thẻ đã được mua và cấp cho người nhiễm HIV). 18 tỉnh thành phố phê duyệt ngân sách cho hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV. Nguồn kinh phí Dự án Quỹ toàn cầu đã bố trí hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV cho 32 tỉnh dự án và 16 tỉnh ngoài dự án. 48 tỉnh đã được đảm bảo kinh phí cho hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV.

Trước đó, nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính bền vững cho tiếp cận thuốc ARV cho người nhiễm HIV trong bối cảnh các nguồn tài trợ quốc tế đang giảm dần và có thể sẽ chấm dứt hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tiếp sau năm 2020, Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 đã quy định “từ năm 2019, thanh toán thuốc từ Quỹ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng có thẻ BHYT”.

Để chuyển giao chương trình điều trị HIV/AIDS từ các chương trình, dự án sang Quỹ BHYT, Bộ Y tế đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 15/11/2016 quy định việc mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn Quỹ Khám bệnh chữa bệnh BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng HIV. Theo đó, thực hiện đấu thầu tập trung cấp quốc gia thuốc ARV nguồn Quỹ BHYT; cơ quan BHXH ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung ứng thuốc; đồng thời giao UBND các tỉnh thành phố đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT, căn cứ khả năng ngân sách, các đia phương đảm bảo ngân sách cho việc hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc ARV đối với bệnh nhân có thẻ BHYT.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của các dự án, đối tác quốc tế, đến nay hơn 90% cơ sở điều trị HIV/AIDS đã kiện toàn để được ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT, khoảng 85% cơ sở điều trị đã thanh toán ít nhất một dịch vụ từ nguồn Quỹ BHYT (tính đến 31/10/2018). Trong 190 cơ sở được lựa chọn để cung cấp thuốc ARV nguồn BHYT năm 2019: 186/190 cơ sở đã ký hợp đồng KCB BHYT, sẵn sàng nhận thuốc ARV nguồn BHYT năm 2019. Các cơ sở còn lại đang khẩn trương hoàn thiện công tác kiện toàn ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT trước 1/1/2019.

Trung tâm muu sắm tập trung thuốc quốc gia đã làm đầu mối tổ chức đấu thầu thuốc ARV với kết quả tốt, giá cạnh tranh. Thỏa thuận khung đã được ký ngày 26/10/2019 với nhà cung cấp và sẽ giao hàng cho các cơ sở điều trị từ 1/1/2019, theo đúng tiến độ dự kiến.

N. HỒNG
Cùng chuyên mục
  • Ứng phó với bệnh không lây nhiễm liên quan đến thực phẩm
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Diễn ra từ ngày 19 đến 22/11, lần đầu tiên “Hội thảo quốc tế về kiểm soát chế độ ăn uống liên quan đến bệnh không lây nhiễm tại châu Á: Tiếp cận khu vực để năng cao năng lực đáp ứng” được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách từ hơn 10 quốc gia để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với bệnh không lây nhiễm (NCD) liên quan đến chế độ ăn uống dựa trên sự hiểu biết về những thách thức tại khu vực.
  • Khám sàng lọc bệnh đái tháo đường cho người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống đái tháo đường (14/11), được sự ủng hộ và hỗ trợ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai vừa tổ chức thành công buổi khám sàng lọc và tư vấn về bệnh đái tháo đường.
  • Phòng bệnh nhồi máu cơ tim cấp ở người cao tuổi trong thời tiết giao mùa
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Gần đây, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cấp cứu thành công cho rất nhiều trường hợp người già bị nhồi máu cơ tim cấp, trong đó có trường hợp bệnh nhân gần 100 tuổi. Theo cảnh báo của các bác sĩ, thời tiết đang giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, khiến cơ thể con người, nhất là người già khó thích ứng kịp, dễ dẫn tới một số biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp, tai biến mạch máu não…, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.
  • Ngành y tế cần cắt giảm điều kiện kinh doanh một cách thực chất
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Bộ Y tế về kết quả thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực y tế, chiều 17/11, tại Hà Nội.
  • Kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2018): Nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (Nghị quyết 29), những kết quả đổi mới bước đầu của ngành giáo dục cả nước đã được người dân ghi nhận, xã hội đánh giá tích cực.
89% bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm y tế