AFROSAI-E: Tích cực củng cố hoạt động kiểm toán môi trường trong khu vực

(BKTO) - Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao nói tiếng Anh tại châu Phi (AFROSAI-E) được đánh giá là một trong những cơ quan có nhiều hoạt động kiểm toán đem lại hiệu quả tích cực. Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với bà Melissa Reddy - Giám đốc Phòng Môi trường và Phát triển bền vững thuộc AFROSAI-E về hoạt động kiểm toán môi trường của cơ quan này trong năm vừa qua.



Thưa bà, xin bà cho biết tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán môi trường trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ hiện nay?

- Ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia nào mà là một trong những vấn đề toàn cầu được tất cả các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Trước tình trạng môi trường toàn cầu đang ngày càng phải đối mặt với nhiều hiểm họa, các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều công cụ về luật pháp nhằm quản lý vấn đề bảo vệ môi trường. Trong số đó, kiểm toán môi trường được đánh giá là một trong những công cụ sắc bén, hiệu quả, có sức tác động mạnh mẽ đối với các tổ chức, DN, tập đoàn trên toàn thế giới trong việc yêu cầu chấp hành các quy định, pháp luật về bảo vệ môi trường. Chỉ khi đảm bảo phát triển kinh tế song song với bảo vệ môi trường, các nước trên thế giới mới có thể hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững.

Bà có thể chia sẻ về những biện pháp, sáng kiến trong lĩnh vực kiểm toán môi trường của AFROSAI-E trong năm vừa qua?

- Trong những năm qua, AFROSAI-E đã có nhiều biện pháp, sáng kiến nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực kiểm toán môi trường, đóng góp lớn lao vào sự phát triển bền vững mà mọi quốc gia đều đang hướng tới. Hiện nay, AFROSAI-E đang tập trung vào một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kiểm toán môi trường và sự phát triển bền vững trong khu vực.

Trước tiên, AFROSAI-E đặc biệt quan tâm đến công tác nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về những vấn đề rủi ro liên quan đến môi trường ở các cấp chính quyền địa phương, song song với công tác xây dựng, phát triển các bộ hướng dẫn nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn cho các Cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) trong khu vực. Sau các cuộc kiểm toán môi trường, mỗi SAI thường tổng hợp lại các vấn đề liên quan đến môi trường của từng địa phương. Các bộ hướng dẫn hiện đang được tất cả các SAI trong khu vực áp dụng, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ các vấn đề như: kiểm toán công tác quản lý nguồn nước, nước thải, chất thải rắn ở các địa phương.

AFROSAI-E cũng đặc biệt chú trọng đến công tác tăng cường năng lực và kiến thức về các vấn đề rủi ro môi trường biển. Cụ thể, 6 SAI trong khu vực gồm: Mauritius (Đông Phi), Sudan (Bắc Phi), Tanzania (Đông Phi), Namibia (Nam Phi), Liberia (Tây Phi) và Seychelles (Ấn Độ Dương) đã hợp tác tiến hành một cuộc kiểm toán quy mô lớn về môi trường biển và các rủi ro tới môi trường biển.

Thông qua kiểm toán chung này đã góp phần nâng cao nhận thức của các SAI về những rủi ro đối với môi trường biển, đồng thời, tăng cường năng lực của họ trong công tác quản lý, giám sát các vùng biển, các tác động của vấn đề biến đổi khí hậu, tình trạng đánh bắt hải sản bừa bãi cũng như vấn đề ô nhiễm và suy thoái hệ sinh thái vùng bờ biển.

Báo cáo hợp tác của các SAI trên sẽ được gửi đến 10 SAI thành viên còn lại của AFROSAI-E cũng có đường bờ biển nhưng chưa tham gia vào cuộc kiểm toán trên, qua đó nâng cao nhận thức và hiểu biết về các vấn đề môi trường biển của các SAI này.

AFROSAI-E hiện cũng đang biên soạn một báo cáo nhằm nêu bật các rủi ro đối với môi trường biển nói riêng cũng như môi trường nói chung.

Thưa bà, AFROSAI-E có kế hoạch gì trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hoạt động kiểm toán của các SAI trong khu vực?

- AFROSAI-E đang tiến hành xây dựng một số kế hoạch như: Chương trình nghị sự số 2063 cho một châu Phi thống nhất, thịnh vượng và hòa bình, Chương trình nghị sự số 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững… Trong đó, chú trọng tăng cường năng lực kiểm toán, nâng cao nhận thức và cung cấp cho các SAI những công cụ kiểm toán đắc lực, hiệu quả.

AFROSAI-E cũng đang soạn thảo một bộ hướng dẫn tập trung vào vai trò của các SAI trong nhiệm vụ kiểm toán việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các chương trình nghị sự, nâng cao nhận thức của các SAI về các chương trình này, đồng thời, hỗ trợ các cơ quan kiểm toán trong từng kế hoạch kiểm toán cụ thể của họ.

Xin trân trọng cảm ơn bà!
THANH XUYÊN (thực hiện)
(Theo Businessdailyafricavà Nation.co.ke)
Cùng chuyên mục
  • CNAO và CAG:  Chung tay cải thiện môi trường thông qua hoạt động kiểm toán
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Môi trường đã và đang là một trong những vấn đề cấp bách của toàn cầu. Chung tay cải thiện môi trường một cách đồng bộ, thường xuyên là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, trong đó có trách nhiệm của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI). Trên thực tế, thông qua hoạt động kiểm toán, nhiều thành viên trong ASOSAI (Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á) đã tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, tiêu biểu là Cơ quan Kiểm toán quốc gia Trung Quốc (CNAO) và Cơ quan Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ (CAG).
  • SAI Campuchia: Nỗ lực vượt khó, cùng KTNN Việt Nam hợp tác phát triển
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Tháng 3/2000, Quốc hội Campuchia đã thông qua Luật Kiểm toán Vương quốc Campuchia nhằm mục tiêu thành lập Cơ quan Kiểm toán quốc gia (NAA). Ngay từ đầu năm 2002, NAA chính thức đi vào hoạt động, chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán độc lập đối với Chính phủ hoàng gia, kiểm toán các hồ sơ kế toán, báo cáo tài chính, hệ thống quản lý và các chương trình của các tổ chức trực thuộc Chính phủ.
  • KTNN Liên bang Nga: Coi trọng hợp tác với KTNN Việt Nam, vì lợi ích chung của nền kiểm toán khu vực và thế giới
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - KTNN Liên bang Nga là một cơ quan kiểm toán tối cao đặc biệt khi đồng thời là thành viên của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) và Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Âu (EUROSAI). Thời gian qua, hoạt động hợp tác giữa KTNN Liên bang Nga và KTNN Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa 2 quốc gia.
  • SAI Pakistan - Thành viên tích cực trong cộng đồng ASOSAI
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - KTNN Pakistan là cơ quan trực thuộc Chính phủ, chức danh Tổng Kiểm toán do Tổng thống bổ nhiệm. Cơ quan này có vai trò đảm bảo tính minh bạch, công khai nhằm mang lại sự đổi mới, tiến bộ trong các hoạt động quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, làm giảm tình trạng lãng phí, tham nhũng và gian lận tại Pakistan.
  • KTNN Indonesia - Chủ tịch Nhóm công tác về kiểm toán môi trường của INTOSAI
    6 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Trải qua 71 năm thành lập và phát triển, KTNN Indonesia (BPK) đã không ngừng lớn mạnh, đóng góp tích cực cho cộng đồng các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) khu vực và quốc tế. Hiện BPK là Chủ tịch Nhóm Kiểm toán môi trường (WGEA) của Tổ chức quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI), với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán môi trường, kiểm toán hoạt động... và có mối quan hệ hợp tác lâu dài với KTNN Việt Nam.
AFROSAI-E: Tích cực củng cố hoạt động kiểm toán môi trường trong khu vực