Bang Andhra Pradesh. Ảnh: thenewsminuted |
Năm 2020-2021, đại dịch đã gây xáo trộn về kinh tế và con người của Ấn Độ. Các hoạt động kinh tế 2 quý đầu năm có nhiều biến động và tác động đến các ngành. Thời gian này, bang Andhra Pradesh ghi nhận tốc độ tăng trưởng thấp nhất 5 năm qua.
KTNN cho biết, bang đã sửa đổi Đạo luật quản lý ngân sách và trách nhiệm tài khóa (APFRBM) vào tháng 12/2020 tuy nhiên bang đã không tuân thủ các mục tiêu trong APFRBM về thâm hụt tài khóa và nợ đọng. Các thông số tài khóa của bang đều âm trong suốt 5 năm 2016-2021. Đã có những trường hợp phân loại sai các giao dịch doanh thu. Các khoản nợ phải trả tồn đọng cao hơn so với quy định trong Đạo luật APFRBM. Nợ phải trả của bang tăng dần qua các năm và phần lớn các khoản vay giai đoạn 2020-2021 được sử dụng để cân đối tài khoản thu, làm ảnh hưởng đến việc tạo tài sản của bang.
KTNN nhận thấy rằng, công tác quản lý ngân sách hợp lý đòi hỏi phải lập kế hoạch và ước tính đúng các khoản thu, chi. Tuy nhiên, đã có những trường hợp phát sinh chi tiêu vượt mức hoặc tiết kiệm lớn liên quan đến các khoản dự phòng được trích lập trong năm, dẫn đến sai sót trong việc giám sát chi tiêu. Đa số các cán bộ kiểm soát không giải thích lý do về sự khác nhau trong phân bổ chi tiêu, làm ảnh hưởng đến cơ chế giải trình của chính quyền và làm suy yếu hệ thống kiểm soát chi tiêu công. Cuộc kiểm toán cũng chỉ ra rằng, bang cần ước tính các nguồn lực thực tế hơn và quản lý chi tiêu thận trọng, đảm bảo có sự thống nhất thông qua của Cơ quan lập pháp trước khi có yêu cầu bổ sung vốn. Mặc dù đã lưu ý vấn đề này trong 5 năm qua, bang vẫn không thực hiện các biện pháp khắc phục.
KTNN Ấn Độ khuyến nghị bang cần đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của hiến pháp, xây dựng một ngân sách thực tế dựa trên những giả định đáng tin cậy về nhu cầu của các Bộ, ban ngành và khả năng sử dụng các nguồn lực được phân bổ; các Bộ, ban ngành cần thận trọng trước các khoản tiết kiệm lâu dài và ngân sách của họ cần được xem xét, thay đổi phù hợp với khả năng sử dụng ngân sách được phân bổ; cần thiết lập một cơ chế kiểm soát thích hợp để thực thi và giám sát ngân sách phù hợp; các cán bộ kiểm soát cần nhận thức được trách nhiệm giải thích sự thay đổi trong chi tiêu để tạo điều kiện cho việc phân tích ngân sách thích hợp và việc lập Báo cáo quyết toán phù hợp…./.
Yến Nhi - Bé Ngọc
(Theo KTNN Ấn Độ)