Đề cương nêu rõ: Qua kết quả thanh tra, kiểm toán các dự án sử dụng vốnODA, vốn vay ưu đãi cho thấy còn nhiều sai sót trong quá trình quản lý, thực hiệndự án như: Lập dự án tính tổng mức đầu tư chưa phù hợp, xác định chi phí đầu tư cònchưa chính xác…; nhiều dự án chương trình thực hiện theo thỏa thuận, ràng buộcvới nhà đầu tư; do những năm gần đây, số lượng chương trình, dự án ODA tăng nhiều nên việc giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước còn chưa được thường xuyên,liên tục… dẫn đến mức rủi ro kiểm soát được xác định ở mức cao.
Theo đó, mục tiêu kiểm toán nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật trongquản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các đơn vị được kiểm toán; đánhgiá, xác nhận tính trung thực, hợp lý về số liệu và tình hình quản lý vốn ODA,vốn vay ưu đãi; đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lývà sử dụng vốn.
Mục tiêu kiểm toán nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Ảnh Internet |
Cung cấp số liệu và tình hình quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãicho Quốc hội, Chính phủ phục vụ việc giám sát, điều hành và đề ra các giải pháptổng thể bảo đảm bền vững của ngân sách trong tương lai.
Trọng tâm kiểm toán bao gồm việc đánh giá tham mưu về công tác kế hoạchvốn, xây dựng; định hướng thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi; đánh giá tình hìnhhuy động vốn, phân bổ vốn ODA, vốn vay ưu đãi đến năm 2017 gắn với kế hoạch đầutư công trung hạn 2016-2020… (tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư); đánh giá sự phù hợp vớiChiến lực về nợ công và Chương trình quản lý nợ công trung hạn, tổng hợp định kỳsố liệu giải ngân, rút vốn và trả nợ đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi báo cáo Thủ tướng Chính phủ… (tại Bộ Tài chính).
Đồng thời, tập trungphát hiện và xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành có sử dụng vốn ODA, vốnvay ưu đãi trong việc đánh giá sự cần thiết đề xuất, lựa chọn chương trình, dựán sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; công tác xây dựng, phân bổ vốn ODA, vốn vayưu đãi; công tác thanh, quyết toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi hàng năm, việc bốtrí vốn đối ứng cho dự án; kiểm toán dòng tiền, quản lý và sử dụng, giải ngân vốnODA, vốn vay ưu đãi…
KTNN chuyên ngành II, III là các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm toán.Thời hạn kiểm toán do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định. KTNN chuyên ngành IIthành lập Đoàn kiểm toán thực hiện trong 60 ngày (đợt 1 năm 2018).
Theo Đề cương được ban hành, phạm vi kiểm toán gồm việcquản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi giai đoạn 2015-2017 tại các Bộ:Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thểthao và Du lịch. Đối với các dự án chi tiết, việc kiểm toán được tiến hành từkhi chuẩn bị dự án đến ngày 31/01/2018 và thời kỳ trước, sau có liên quan. |