Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng sau dịp Tết Nguyên đán

(BKTO) - Sau dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng của người dân quay trở lại trạng thái bình thường, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2024 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có đóng góp tích cực của ngành du lịch.

4(1).jpg
Doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn tăng sau dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: ST

Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 13,4% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 46,3%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 3/2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 11,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 16%; may mặc tăng 10,1%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,8%; du lịch lữ hành tăng 66,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 tăng 13,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,1% (quý I/2023 tăng 10,1%).

Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I/2024 ước đạt 1.190,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,4% tổng mức và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 4,5%).

Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 11,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 15%; may mặc tăng 8%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 17,7%; riêng nhóm phương tiện đi lại (trừ ô tô) giảm 4,9%; nhóm hàng ô tô giảm 27,8%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương tăng như: Quảng Ninh tăng 9,8%; Hải Phòng tăng 9,7%; Khánh Hòa và Long An cùng tăng 9,1%; Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ cùng tăng 7%; Đà Nẵng tăng 5,9%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,8%; Hà Nội tăng 4,7%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý I/2024 ước đạt 174,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương tăng cao như: Quảng Ninh tăng 23,2%; Đà Nẵng tăng 19,8%; Hải Phòng tăng 13,5%; Hà Nội tăng 12,7%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,2%; Cần Thơ tăng 9,1%.

Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2024 ước đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 46,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quý I/2024 của một số địa phương tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Đà Nẵng tăng 69%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 59%; Cần Thơ tăng 57,7%; Hà Nội tăng 47,6%; Quảng Ninh tăng 18,5%; Lâm Đồng tăng 13,3%.

Doanh thu dịch vụ khác quý I/2024 ước đạt 158,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3% tổng mức và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, mức tăng quý I/2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Bắc Ninh tăng 23,3%; Lào Cai tăng 17,7%; Khánh Hòa tăng 17,1%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 15,5%; Đồng Nai tăng 12,4%; Vĩnh Long tăng 9,3%; Hà Nội tăng 8,2%; Hà Tĩnh tăng 6,2%; Kiên Giang tăng 4,2%; Cần Thơ tăng 3,2%; Hải Phòng tăng 3,1%.

Cùng chuyên mục
  • Gần 59,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Trong quý I/2024, cả nước có gần 59,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Sản xuất công nghiệp nối đà khởi sắc
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%.
  • GDP quý I cao hơn các năm trước, tăng 5,66%
    7 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
  • Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu
    7 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Mặc dù đã có thỏa thuận ban đầu vào năm 2021 về việc áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia, song tiến triển thực tế vẫn còn hạn chế sau gần 3 năm. Trong khi Liên minh châu Âu đã áp dụng mức thuế tối thiểu 15% từ đầu năm nay, các nước lớn như Mỹ vẫn chưa hành động. Đồng thời, các vấn đề phân phối công bằng nguồn thu thuế từ các "ông lớn" công nghệ cũng chưa được giải quyết. Cùng với đó, các đề xuất đánh thuế trực tiếp người siêu giàu của các tổ chức như Liên Hợp Quốc hay Oxfam vẫn gặp nhiều thách thức về sự đồng thuận giữa các quốc gia.
  • Hải quan Quảng Bình: Thu ngân sách nhà nước tăng mạnh
    7 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Trong quý I/2024, thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan Quảng Bình đạt 262,5 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng sau dịp Tết Nguyên đán