Bất cập trong thực thi quy định cho thuê lại lao động

(BKTO)- Hoạt động chothuê lại lao động được quy định khá cụ thể trong Bộ luật Lao động 2012 (có hiệulực từ ngày 01/5/2013) và Nghị định 55/2013//NĐ-CP (Nghị định 55) của Chínhphủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực thipháp luật, các quy định này đã bộc lộ những bất cập, gây khó khăn cho DN.




Nhiều quy định về hoạt động cho thuê lại lao động đã bộc lộ những bất cập cần sửa đổi.Ảnh: TK
DN cho thuê lại lao động phải đáp ứng đủ điều kiện

Cho thuê lại lao động là dịch vụ phổ biến mà nhiều DN trên thế giới áp dụng. Ở Việt Nam, hoạt động này tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Đặc biệt, tại các tỉnh phía Nam, sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, khu kinh tế, cộng với nhu cầu lao động ngày càng cao đã tạo động lực thúc đẩy hoạt động cho thuê lại lao động phát triển mạnh mẽ.

Hoạt động trên đã được pháp luật thừa nhận tại Điều 53, Bộ luật Lao động 2012: “Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi DN được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với DN cho thuê lại lao động”. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bởi vậy, luật hóa việc cho thuê lại lao động là nhằm đưa hoạt động này vào khuôn khổ pháp luật dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước; đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động và thiết lập sân chơi bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia hoạt động cho thuê lại lao động.

Triển khai thực hiện Bộ luật Lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55, trong đó có những quy định liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động. Cụ thể, bên cạnh việc chỉ rõ 17 nhóm công việc được phép cho thuê lại lao động, Nghị định 55 còn quy định DN được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện như: thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng; đảm bảo vốn pháp định 2 tỷ đồng; trụ sở ổn định, nếu trụ sở đi thuê thì hợp đồng thuê phải có thời hạn từ 2 năm trở lên; giám đốc DN phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này tối thiểu 3 năm. Bên cạnh đó, theo Nghị định 55, giấy phép hoạt động của DN cho thuê lại lao động có thời gian tối đa không quá 36 tháng; được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 24 tháng. Như vậy, một DN thỏa mãn đủ các điều kiện này sẽ được phép kinh doanh ngành nghề này tối đa là 7 năm.

Vướng mắc trong thực thi pháp luật

Mặc dù hoạt động cho thuê lại lao động đã có hành lang pháp lý nhưng trong quá trình thực thi pháp luật, nhiều quy định đã bộc lộ những bất cập. Chẳng hạn, do quy mô của DN khác nhau nên quy định DN hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động phải ký quỹ 2 tỷ đồng là chưa phù hợp. Theo các chuyên gia, quy định này chỉ phù hợp với DN có quy mô lớn, còn với những DN có quy mô nhỏ, hạn chế về tiềm lực tài chính thì đây là một thách thức. Do đó, cơ quan soạn thảo nên xem xét điều chỉnh, sửa đổi điều kiện này theo quy mô của DN.

Băn khoăn khác được các DN phản ánh chính là quy định thời gian cho thuê lại lao động không quá 12 tháng. Điều này khiến DN không dám mạnh dạn đầu tư, đào tạo lao động theo yêu cầu của bên cho thuê lao động. Bên cạnh đó, việc khống chế thời gian hoạt động tối đa là 7 năm đối với DN đủ điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động cũng ít nhiều gây khó khăn cho DN. Chưa kể, một số điều khoản khác thiếu thực tế khiến DN dễ phạm luật như quy định người đứng đầu DN phải có kinh nghiệm trong hoạt động cho thuê lại lao động từ 3 năm trở lên hay trụ sở DN phải ổn định, nếu đi thuê thì hợp đồng thuê phải có thời hạn từ 2 năm trở lên.

Ngoài ra, “Việc giới hạn dịch vụ trong 17 nhóm ngành nghề tại Nghị định 55 là chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Do vậy, Chính phủ nên xem xét, mở rộng nhóm nghề này để phản ánh đúng nhu cầu của thị trường, giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”- Tổng Giám đốc Manpower Group tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông Simon Matthews khuyến nghị.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay, nhiều Bộ, ngành đang gấp rút rà soát lại các điều kiện kinh doanh trái luật hoặc không còn phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho biết, Bộ này đang tiến hành nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách để tiến tới sửa đổi Bộ luật Lao động 2012. Đây là điều kiện thích hợp để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, điều chỉnh quy định cho thuê lại lao động cho phù hợp với thực tiễn, nhằm khắc phục những bất cập trong các quy định hiện hành và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.
THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Nỗi lo “hành chính hóa” từ các tổ chức chính trị, xã hội
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)- “Mặc dù được Nhà nước quan tâm đầutư, song các tổ chức chính trị - xã hội, hội đặc thù (CT-XH) được cho là hoạt độngkém hiệu quả, tồn tại nhiều bất cập. Cần thiết phải đổi mới mô hình hoạt động củacác tổ chức này, trong đó xóa bỏ cơ chế xin - cho, tư tưởng “hành chính hóa” bộmáy”- đó là ý kiến của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy banVăn hoá - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi trao đổivới phóng viên Báo Kiểm toán.
  • Kiểm tra, giám định BHYT: Xuất toán nhiều chi phí bất hợp lý
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)-Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức song theo báo cáo của Bảo hiểmxã hội (BHXH) Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) 6tháng đầu năm 2016 cho biết, qua công tác giám định BHYT của BHXH các địaphương và qua kiểm tra trực tiếp của BHXH Việt Nam tại một số tỉnh, thành phố thờigian qua đã phát hiện nhiều sai sót trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Số tiền màBHXH Việt Nam thu hồi, xuất toán từ những sai sót này ước tính lên đến hàngtrăm tỷ đồng.
  • Việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của Bộ Y tế năm 2013 Kỳ 4: Nỗ lực đổi mới cơ chế tài chính y tế
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Trước những bất cập, hạn chế mà KTNN đã nêu trong báo cáo kiểm toán, thựchiện kiến nghị kiểm toán, Bộ Y tế đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý,điều hành cơ chế tài chính y tế, đặc biệt là việc ban hành các chính sách nhằmđẩy nhanh lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế (DVYT). Thứ trưởng Bộ Ytế Phạm Lê Tuấn đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Kiểm toán để làm rõ hơnvấn đề này.
  • Nhiều nguy cơ tiềm ẩn trên hệ thống đường bộ cao tốc
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Các chuyên gia cho rằng,trong tương lai, để nâng cao hiệu quả các tuyến đường bộ cao tốc, cần nghiên cứuban hành hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý nhànước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên đường cao tốc,phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành và các cấp trongxây dựng, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềđường cao tốc.
  • Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy
    7 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hàng loạt vụ cháy nổ xảy ratrong thời gian qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và tài sản. Mộtphần nguyên nhân đến từ việc các vụ cháy nổ không được ứng phó kịp thời; lực lượng phòng cháy,chữa cháy (PCCC) còn thiếu và yếu; đầu tư trang thiết bị, phương tiện và hạ tầngbảo đảm cho công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ còn nhiều bất cập. Đẩy mạnh xã hộihóa công tác PCCC đang là giải pháp được kỳ vọng để nâng cao hiệu quả công tácPCCC trong thời gian tới.
Bất cập trong thực thi quy định cho thuê lại lao động